Với sự phát triển của công nghệ, việc sử dụng phần mềm bán hàng tự động vào các hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên phổ biến. Xu hướng tự động hóa bán hàng đang dần phát huy được ưu thế của mình trong việc trợ giúp doanh nghiệp thực hiện những hoạt động liên quan đến khách hàng và tìm kiếm lợi nhuận.
Tự động hóa bán hàng là gì?
Tự động hóa bán hàng (Sales automation) được hiểu một cách đơn giản là quy trình tối ưu các nghiệp vụ bán hàng thủ công gây mất thời gian bằng các phần mềm, trí tuệ nhân tạo hoặc các công cụ kỹ thuật số khác. Xu hướng tự động hóa bán hàng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như quản trị kinh doanh, kết nối các khách hàng, gia tăng mức lợi nhuận….Các công việc cần làm bằng sức thủ công như gửi email nhắc nhở, kiểm soát hàng tồn kho…nhờ Sales Automation cũng được tự động hóa và đem lại hiệu quả.
Vậy, có thể kể ra những lợi ích nào của quy trình tự động hóa bán hàng?
– Cải thiện độ chính xác và đẩy nhanh quá trình bán hàng để tăng hiệu suất bán.
– Tiếp cận một cách nhanh chóng với các khách hàng tiềm năng.
– Rút ngắn thời gian phản hồi nhằm gia tăng sự hài lòng của khách hàng.
– Lưu trữ dữ liệu bán hàng trên toàn bộ các đại lý, chi nhánh hay cửa hàng của doanh nghiệp.
– Tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực khan hiếm.
>> Đọc thêm: 4 kiểu tâm lý khách hàng và cách nắm bắt nâng cao hiệu quả chốt SALE
Đối tượng ứng dụng các quy trình tự động hóa bán hàng là doanh nghiệp B2B và doanh nghiệp B2C.
- Với doanh nghiệp B2B: Là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, máy tính, điện tử, tài chính…thường có tệp khách hàng khổng lồ nên tất cả những công tác liên quan đến việc chăm sóc khách hàng đều rất quan trọng. Quy trình tự động hóa bán hàng giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu khách hàng, duy trì sự tương tác với thương hiệu. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể phân tích, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và sản xuất các sản phẩm/ dịch vụ phù hợp, tránh được sự lãng phí thời gian cho khách hàng không tiềm năng.
- Doanh nghiệp B2C: Kinh doanh các ngành dịch vụ, giải trí, chăm sóc sức khỏe…thường ứng dụng tự động hóa bán hàng để xây dựng hành trình khách hàng và “cá nhân hóa” hành trình mua hàng. Các nội dung mà doanh nghiệp B2C thường ứng dụng là Email marketing, phân luồng khách hàng, tích hợp CRM với các hệ thống khác… trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Lợi ích của việc sử dụng phần mềm tự động hóa bán hàng tại điểm bán
Trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều phần mềm tự động hóa bán hàng. Tùy vào yêu cầu đặc thù mà mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình phần mềm phù hợp. Vậy, lợi ích của việc ứng dụng tự động hóa bán hàng tại điểm bán mang lại là gì?
1. Giảm chi phí bán hàng và gia tăng cơ hội kinh doanh cho nhân viên sales: Trong các phương pháp truyền thống, nhân viên bán hàng cần phải thực hiện nhiều công việc như họp đầu ngày, lên kế hoạch số điểm sẽ viếng thăm, họp cuối ngày báo cáo kết quả…Những việc làm trên làm mất khá nhiều thời gian và chưa khai thác triệt để tính hiệu quả. Việc sử dụng phần mềm bán hàng tự động sẽ giúp cập nhật mọi thông tin lên hệ thống máy tính của quản lý, cắt giảm được khoảng thời gian họp bàn để nhân viên bán hàng có thể tập trung vào các công việc chính yếu, quan trọng hơn như tìm kiếm khách hàng, tăng lượng bán, tăng tỉ lệ chuyển đổi trên số đầu mối khách hàng.
2. Tính thuận tiện: Xu hướng tự động hóa bán hàng giúp doanh nghiệp kinh doanh có thể linh hoạt, thuận tiện trong xử lý công việc. Những vấn đề quan trọng phục vụ cho nghiệp vụ bán hàng như thông tin điểm bán, sản phẩm, danh sách tuyến, kết quả… đều được thể hiện trên thiết bị di động của nhân viên bán hàng, giúp đội ngũ sales có thể chủ động, nhanh chóng và nắm rõ được khách hàng của mình. Từ đó gia tăng hiệu quả bán hàng và mức lợi nhuận.
3. Giữ chân khách hàng trung thành: Là việc không hề dễ dàng với các doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp đều chú trọng nhiều đến việc gia tăng khách hàng mới mà gần như quên mất việc giữ chân các khách hàng cũ. Với phần mềm tự động hóa bán hàng, các bộ phận sẽ nắm được những khách hàng sắp hết hạn hợp đồng để lên kế hoạch chăm sóc hợp lý. Đối với các điểm bán hàng trọng yếu, nếu như doanh số sụt giảm sẽ được theo dõi và đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao tỉ lệ khách hàng trung thành.
Xu hướng tự động hóa bán hàng bằng các phần mềm cho phép tăng cường các hoạt động của đội ngũ bán hàng. Qua đó, quy trình bán hàng, chăm sóc khách hàng cũng được tối ưu hóa giúp việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra trước đó trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.