Trong thời buổi công nghệ bùng nổ, việc kinh doanh online đã trở nên phổ biến. Mức lợi nhuận do hình thức bán hàng này mang lại vẫn không hề giảm. Tuy nhiên, chính vì ngày càng có nhiều người tham gia nên muốn đứng vững và phát triển thì hơn ai hết người kinh doanh cần xây dựng chiến lược bán hàng online cho riêng mình.
Các yếu tố cần thiết để xây dựng chiến lược bán hàng online
Bán hàng online có thể hiểu là các hoạt động kinh doanh, buôn bán trực tuyến thông qua mạng internet và các kênh bán hàng phổ biến như website doanh nghiệp, Facebook, Intagram, Google…Người bán hàng và người mua đều sử dụng các thiết bị máy tính, điện thoại có kết nối internet và truy cập vào các trang mạng xã hội để tương tác mua bán và giao dịch với nhau. Điểm mạnh của bán hàng online so với bán hàng truyền thống là quá trình bán diễn ra 24/24 và người mua có thể sở hữu các sản phẩm một cách dễ dàng mà không cần trực tiếp đến cửa hàng.
Muốn xây dựng chiến lược bán hàng online, người kinh doanh nhất thiết phải đầu tư vào những yếu tố sau:
– Đội ngũ nhân viên nhanh nhạy, khéo léo: Hãy chọn những người giỏi và có độ nhanh nhạy với thị trường. Thống kê cho thấy, đội ngũ nhân viên sẽ quyết định đến tính hiệu quả của hoạt động và bán hàng nhanh hơn các shop không có nhân viên hoặc chỉ có nhân sự chậm chạp, lề mề.
– Chú trọng đầu tư content khác biệt: Trong khi thị trường có rất nhiều những sản phẩm cùng loại thì nội dung quảng bá đặc biệt cuốn hút lại là thế mạnh của bán hàng online. Vì vậy, hãy chú trọng vào việc quảng bá sản phẩm, đưa đến cho khách hàng 1 thông điệp về giá trị của sản phẩm/ dịch vụ.
– Giá cả phù hợp với chất lượng sản phẩm: Tùy vào từng đối tượng khách hàng để đưa ra các mức giá phù hợp. Đừng quên quyền lợi và dịch vụ khách hàng vì đây là yếu tố tạo dựng niềm tin cho khách hàng và quyết định đến thành bại của một shop bán hàng online.
– Có chiến dịch quảng cáo, làm Seo, tối ưu hóa website bán hàng: Việc tối ưu hóa các kênh bán hàng là rất quan trọng. Điều này giúp những thông tin về sản phẩm/ dịch vụ mà bạn đang kinh doanh được đứng “top” trên các công cụ tìm kiếm và giúp khách hàng biết đến đầu tiên. Đầu tư vào website chuyên nghiệp sẽ mang lại thành công cho doanh nghiệp của bạn.
– Xác định mục tiêu và chiến lược cụ thể: Lập kế hoạch và các mục tiêu bán hàng cụ thể theo các mốc thời gian, đặc biệt là kế hoạch dài hạn sẽ giúp bạn dễ đạt được hơn và phát triển thương hiệu một cách bài bản.
Các bước xây dựng chiến lược bán hàng online hiệu quả
Bước 1: Tìm hiểu và nghiên cứu thông tin thị trường:
Đây là bước đầu tiên để doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược bán hàng online hiệu quả. Trước sức ép cạnh tranh lớn trong thời buổi kinh tế thị trường, bạn hãy nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng về mặt hàng mình sẽ kinh doanh. Hãy hướng đến những sản phẩm độc đáo và đáp ứng được nhu cầu cấp thiết.
Thêm vào đó, hãy tìm hiểu và thu thập các thông tin thị trường về đối thủ cạnh tranh cùng một loại mặt hàng. Sự thành công của họ ra sao? Đối tượng khách hàng họ hướng tới là những ai? Nhu cầu thị trường trong tương lai sẽ thế nào?…Qua đó, phân tích các nguồn lực và khả năng sử dụng nguồn lực; những điểm mạnh điểm yếu của mình so với đối thủ nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp.
Bước 2: Đặt mục tiêu cụ thể:
Trả lời các câu hỏi về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm. Cách để đo lường mức độ thành công trong kinh doanh và xác định thời gian để đo lường mức độ thành công đó. Mục tiêu phải bao gồm các tiêu chí SMART như mang tính cụ thể, có thể đạt được và đo lường được, mang tính thực tế và thời hạn. Nên xem xét thật kỹ lưỡng khi áp dụng các kế hoạch kinh doanh online theo mẫu có sẵn vì chỉ có một vài bản dự đoán chính xác lượng tiền và thời gian cần thiết.
Bước 3: Lên kế hoạch hoạt động
• Xác định kênh bán hàng online: Tùy vào ngân sách để lựa chọn những kênh bán hàng như Website, Facebook, Google, Intagram… Tuy nhiên, cần hướng đến việc đa dạng hóa các kênh bán hàng để tối ưu các hoạt động kinh doanh.
• Xây dựng kế hoạch marketing online: Chiến lược marketing cần tuân theo các nguyên tắc cơ bản như: Segment (Phân loại khách hàng); Target (Khách hàng mục tiêu); Position (Định vị thương hiệu). Các hoạt động marketing cần lấy khách hàng làm điểm xuất phát và đích đến cuối. Làm sao để lôi kéo và giữ chân khách hàng tiếp tục sử dụng các sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Đối với kinh doanh online thì việc lựa chọn các kênh quảng cáo như Google Adwords, Remarketing Facebook Ads, tăng tương tác tự nhiên trên Facebook…rất phổ biến.
• Kế hoạch nhân sự: Kiểm soát và vận hành việc kinh doanh online bằng đội ngũ quản lý, nhân viên và những kỹ năng, trình độ của họ. Cần có sự phân công công việc rõ ràng và theo dõi, báo cáo tình hình hoạt động một cách thường xuyên.
• Kế hoạch tài chính: Xác định các nguồn tài trợ cho kế hoạch và phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý nhất cho các hoạt động như chạy quảng cáo, trả lương nhân viên, vốn luân chuyển…để tránh việc nguồn vốn không được sử dụng hiệu quả.
Trong việc xây dựng chiến lược bán hàng online, cần thực hiện theo các bước cụ thể. Vạch kế hoạch bán hàng thật chi tiết, dự trù giải pháp khắc phục rủi ro là cách nhanh nhất để việc kinh doanh online thành công.