Phân loại báo cáo kế toán được thực hiện dựa trên những tiêu thức nào và bao gồm những loại báo cáo nào chính là vấn đề nhiều chủ doanh nghiệp, kế toán quan tâm để có thể thực hiện đầy đủ, chính xác và mang lại hiệu quả quản trị cho doanh nghiệp.
1. Phân loại báo cáo kế toán theo tính pháp lý của báo cáo kế toán
Căn cứ vào tính pháp lý của báo cáo kế toán thì báo cáo kế toán được chi thành 2 loại: Báo cáo kế toán tài chính và báo cáo kế toán quản trị.
- Báo cáo tài chính kế toán mang tính thống nhất, có giá trị pháp luật và tính bắt buộc cao. Các báo cáo doanh nghiệp phải lập theo quy định trong chế độ báo cáo kế toán, theo các mẫu quy định, theo địa chỉ và thời hạn quy định để phục vụ hoạt động quản lý vĩ mô, phục vụ việc phân tích tài chính, kinh tế của từng doanh nghiệp
- Báo cáo quản trị là báo cáo kế toán không mang tính bắt buộc và thống nhất. Việc lập báo cáo quản trị nhằm cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ ngành, nội bộ đơn vị. Chính vì vậy, báo cáo quản trị được thực hiện tùy thuộc vào nhu cầu quản trị của từng doanh nghiệp, không theo quy định hay mẫu chung nào. Ngoài ra chế độ quy định về loại báo cáo này chỉ mang tính chất hướng dẫn
2. Phân loại báo cáo kế toán theo mục đích cung cấp thông tin
Báo cáo tài chính cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính phục vụ cho người sử dụng bên ngoài (nhà đầu tư, người cho vay…) về những lợi ích và rủi ro tài chính trong tương lai. Các báo cáo này sẽ tuân theo các chuẩn mực và quy định của nhà nước và quốc tế.
Dựa theo nội dung kinh tế của thông tin kế toán thì báo cáo kế toán sẽ bao gồm nhiều báo cáo kế toán cụ thể khác nhau:
- Báo cáo kế toán tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng cân đối kế toán, Thuyết minh BCTC
- Báo cáo kế toán quản trị: Báo cáo hàng tồn kho, báo cáo tăng giảm tài sản cố định, báo cáo chi phí, giá thành từng loại sản phẩm. Báo cáo các khoản công nợ và báo cáo doanh thu lãi lỗ
| Đọc thêm: Kiểm tra sổ sách kế toán, đối chiếu dữ liệu mới nhất 2021
3. Phân loại báo cáo kế toán dựa trên phạm vi đối tượng sử dụng
Dựa trên phạm vi đối tượng sử dụng sẽ báo gồm báo cáo kế toán cho mục đích tổng quát và báo cáo dành cho một đối tượng cụ thể
- Báo cáo kế toán cho mục đích tổng quát: Báo cáo kế toán cho mục đích tổng quát sẽ đáp ứng nhu cầu của các nhà quản trị, chủ đầu tư, các bên cho vay. Báo cáo này thường là các báo cáo tài chính được thiết lập dựa trên các chuẩn mực kế toán hoặc nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung
- Báo cáo kế toán phục vụ cho đối tượng cụ thể: Báo cáo được thực hiện để đáp ứng việc cung cấp thông tin cho một đối tượng cụ thể. Đối với loại báo cáo này sẽ không cần tuân thủ các quy định về lập và trình bày báo cáo.
4. Phân loại báo cáo dựa trên kỳ báo cáo
Căn cứ vào kỳ lập báo cáo thì báo cáo kế toán sẽ bao gồm 2 loại chính:
- Báo cáo kế toán định kỳ: Báo cáo được lập theo định kỳ sẽ bao gồm báo cáo năm, báo cáo quý và báo cáo tháng và được lập vào mỗi kỳ kế toán
- Báo cáo kế toán thường xuyên: Báo cáo được lập theo kỳ ngắn hạn nhằm cung cấp các thông tin phục vụ cho công tác quản lý, điều hành của doanh nghiệp
5. Phân loại báo cáo theo thời gian và kỳ hạn báo cáo
Dựa trên thời gian và kỳ hạn báo cáo, báo cáo kế toán bao gồm báo cáo định kỳ và báo cáo nhanh:
- Báo cáo kế toán định kỳ: Báo cáo định kỳ được lập dựa theo kế hoạch định trước, thông thường cho một kỳ nhất định hoặc có thể theo tháng, quý hoặc năm tài chính. Báo cáo định kỳ sẽ bao gồm báo cáo thường niên và báo cáo sơ bộ
- Báo cáo nhanh: Báo cáo nhanh được lập theo kỳ ngắn hạn để phục vụ hoạt động điều hành, quản lý của doanh nghiệp. Các báo cáo loại này thường không có kế hoạch từ trước mà được lập theo yêu cầu đặc biệt của các cấp quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng thông tin
6. Phân loại báo cáo theo cơ sở lập báo cáo
Căn cứ vào cơ sở lập báo cáo, báo cáo kế toán doanh nghiệp bao gồm:
- Báo cáo kế toán thực hiện: Các báo cáo này được lập dựa trên cơ sở thông tin trong quá khứ, dựa trên các giao dịch và sự kiện đã xảy ra
- Báo cáo kế toán dự toán: Báo cáo được thiết lập dựa trên cơ sở dự báo, dự đoán và được sử dụng cho việc đưa ra các quyết định điều hành, quản lý của doanh nghiệp
7. Phân loại báo cáo kế toán dựa theo mục đích của nhà quản trị về lợi ích có thể đạt được từ người sử dụng thông tin
Đối với việc phân loại báo cáo dựa trên mục đích của nhà quản trị về lợi ích có thể đạt được từ người sử dụng thông tin sẽ bao gồm 3 loại báo cáo:
- Báo cáo kế toán bảo thủ: Báo cáo được lập dựa trên việc ghi nhận các khoản chi phí và các khoản nợ ngay cả khi không có sự chắc chắn về kết quả khi tài sản và doanh thu chỉ ghi nhận doanh nghiệp đảm bảo được nhận
- Báo cáo kế toán sáng tạo: Báo cáo được lập thông qua việc thao túng số liệu kế toán để tận dụng các sơ hở trong chuẩn mực kế toán để tạo ra kết quả theo mong muốn của người lập
- Báo cáo kế toán trung lập: Các số liệu, thông tin được trình bày trên báo cáo kế toán không được thiên lệch, phản ánh các thông tin một cách trung thực và khách quan.
8. Phân loại báo cáo dựa theo nguyên tắc kế toán
Dựa theo nguyên tắc kế toán sẽ bao gồm kế toán trên cơ sở dồn tích và báo cáo kế toán trên cơ sở tiền mặt
- Báo cáo kế toán trên cơ sở dồn tích: Báo cáo sẽ được lập dựa trên mọi sự kiện, giao dịch kinh tế liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu và chi phí được ghi nhận ở thời điểm phát sinh mà không cần quan tâm đến thời điểm thực thu và chi tiền tại các giao dịch và sự kiện đó
- Báo cáo kế toán trên cơ sở tiền mặt: Báo cáo được lập dựa trên cơ sở chỉ ghi nhận các giao dịch, sự kiện kinh tế khi các giao dịch và sự kiện này phát sinh bằng tiền
Phần mềm kế toán MISA SME.NET cho phép kế toán, lãnh đạo doanh nghiệp xem được tất cả các loại báo cáo kế toán để giúp KH phân tích chính xác tình hình phát triển công ty, đưa ra phương hướng phát triển công ty hợp lý
Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET, anh chị kế toán vui lòng click xem thêm TẠI ĐÂY