Đã dấn thân vào thương trường thì việc xác định mục tiêu là điều cực kỳ quan trọng với mỗi tổ chức, doanh nghiệp, công ty. Để đạt được mục tiêu đó thì không thể nào thiếu được chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực Marketing. Chúng sẽ giúp doanh nghiệp phát huy năng lực, lợi thế vốn có của mình. Vậy hiện nay có các chiến lược cạnh tranh trong Marketing nào?
Chiến lược cạnh tranh nhờ sự khác biệt
Chiến lược cạnh tranh nhờ sự khác biệt là chiến lược cạnh tranh marketing rất hiệu quả. Bởi trên thị trường có hàng trăm, hàng nghìn sản phẩm giống như bạn. Chúng được làm ra từ những đối thủ cạnh tranh trực diện và vô vàn những đơn vị khác làm giả vì thấy được lợi ích mà sản phẩm mang lại. Và một quy luật tất yếu của thị trường “có cầu ắt có cung”, trước vô vàn đối thủ cạnh tranh như vậy thì tạo ra sự khác biệt chính là vũ khí sắc bén mà bạn cần phải có.
Sự khác biệt này giúp khách hàng nhận diện được thương hiệu và sản phẩm của bạn. Chúng tạo nên sức hấp dẫn riêng, điểm riêng biệt chỉ có ở sản phẩm, dịch vụ của đơn vị bạn. Do đó, đây là một chiến lược rất hiệu quả trong thời buổi kinh doanh hiện nay.
Tuy nhiên, với chiến lược này, doanh nghiệp cần theo sát thị trường cũng như khách hàng. Doanh nghiệp cần nghiên cứu và không ngừng đổi mới sản phẩm. Từ đó, nhu cầu cũng như thị hiếu của khách hàng sẽ được đáp ứng một cách tốt nhất. Đồng thời, chúng cũng tránh được sự bắt chước của các đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược cạnh tranh về giá
Bên cạnh chất lượng sản phẩm thì giá cả cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định việc lựa chọn của khách hàng. Vẫn biết rằng tiền nào của đó, nhưng tâm lý người mua vẫn sẽ thích lựa chọn sản phẩm có mức giá rẻ hơn. Do đó, chiến lượng cạnh tranh về giá vẫn luôn tỏ ra hiệu quả trong nhiều giai đoạn phát triển của thị trường.
Nếu như trước kia, giá bán được định giá do chi phí sản xuất nhưng ngày nay, giá lại dựa trên giá thị trường. Chính vì vậy, bạn phải tính toán chi phí chính xác và đưa đến cho khách hàng mức giá phù hợp nhất. Một mức giá rẻ hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường lại không làm doanh nghiệp thua lỗ.
Đừng quên việc xây dựng các chiến lược đi kèm với giá bán như khuyến mãi, chiết khấu,… để kích cầu mua sắm của người tiêu dùng. Đó không phải chỉ là câu chuyện giảm giá để bán được hàng mà cũng là cách để bạn tri ân những người đã ủng hộ mình trong suốt thời gian qua. Và khi bạn có những chương trình hấp dẫn chắc chắn khách hàng sẽ nhớ đến mình.
Chiến lược cạnh tranh tập trung
Một trong các chiến lược cạnh tranh trong Marketing đang được áp dụng khá rộng rãi đó chính là chiến lược cạnh tranh tập trung. Áp dụng chiến lược này có nghĩa là bạn nên đánh vào một phân khúc và nhóm đối tượng mục tiêu. Khi xác định được khách hàng mục tiêu của mình, bạn mới tập trung để phát triển được sản phẩm theo đúng như sở thích, mong muốn của họ.
Với chiến lược này, bạn không cần phải phát triển nhiều loại mặt hàng mà chỉ cần làm thật tốt một mặt hàng đã đủ giúp cho bạn thành công rồi. Bạn làm tốt, nổi trội một lĩnh vực thì dù có hàng trăm, hàng nghìn người nhảy vào phân khúc đó cũng không thể đánh bật được bạn. Bởi bạn đã xây dựng được thương hiệu, được chất lượng trong lòng của khách hàng.
Khi bạn đã phát triển được nhóm hàng mục tiêu và nắm chắc phân khúc thị trường đó thì lượng khách hàng tiềm năng sẽ tăng đáng kể. Họ sẽ trở thành khách hàng mục tiêu dễ dàng hơn rất nhiều. Đừng vì tham lam mà phát triển tràn lan, đại trà sẽ khiến bạn đã làm mất đi vị thế của mình.
Trên đây là các chiến lược cạnh tranh trong Marketing phổ biến và hiệu quả với tình trạng cạnh tranh hiện nay. Nếu áp dụng thành công thì doanh nghiệp bạn sẽ sớm chạm tới thành công một cách nhanh chóng.