Việc xây dựng chiến lược cạnh tranh của Vinamilk phải chịu tác động của 5 áp lực lớn. Cùng xem đó là gì để có được sự biết sức mạnh của hãng này trên thị trường.
Vinamilk là hãng sữa chiếm 53% thị phần sữa nước, 80% thị phần sữa đặc và 84% thị phần sữa chua. Để có thể tồn tại được cho đến ngày hôm nay là nhờ có chiến lược cạnh tranh của Vinamilk đề ra cho mình. Tất cả đã giúp hãng này chống lại được với những áp lực cạnh tranh luôn luôn tác động đến sự phát triển của họ. Hãy cùng xem đó là những tác động nào để thấy được sự mạnh mẽ của Vinamilk trên thị trường sữa Việt Nam.
Điều kiện để gia nhập ngành
Điều kiện để gia nhập ngành bao gồm các chi phí gia nhập ngành, đặc trưng của sản phẩm và kênh phân phối sản phẩm. Đối với chi phí gia nhập lại có nhiều khoản khác nhau: quảng cáo, nghiên cứu, phát triển thị trường. Để có thể lôi kéo khách hàng thì các hãng sữa mới ra đời phải đầu tư lớn điều này cũng khiến Vinamilk chịu áp lực lớn nếu không có chiến lược vào thời điểm đó.
Thêm một điểm nữa, sản phẩm mới muốn các kênh phân phối chấp nhận phải có chiến lược để thuyết phục họ lựa chọn. Không phải cứ là hãng sữa lớn thì việc xâm nhập thị trường sẽ dễ dàng hơn mà áp lực cạnh tranh vẫn khá lớn.
Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành
Áp lực đến từ các đối thủ chính là áp lực trực tiếp mà một doanh nghiệp phải chịu. Nhìn ngay ra thị trường trong nước đã có vô vàn các loại sữa cạnh tranh từ những tên tuổi lớn như: TH True Milk, Ba Vì, Mộc Châu cho đến cả những thương hiệu chưa có tên tuổi.
Thị trường sữa nước ngoài lại càng sôi động hơn. Đây mới chính là thị trường cạnh tranh lớn nhất với sữa trong nước do nhu cầu mua và sử dụng sữa ngoại, hội chứng sính ngoại của người tiêu dùng. Điều này không chỉ gây áp lực với Vinamilk mà còn với tất cả các thương hiệu khác.
Sự đe dọa của các sản phẩm mới
Trước nhu cầu của khách hàng cũng như sự phát triển của công nghệ làm sữa thì những loại sữa bò nguyên chất không còn là ưu tiên hàng đầu nữa. Các hãng sữa cũng nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm thay thế như sữa trái cây, sữa hạt…
Bên cạnh đó, cãng hãng nước ngọt, nước giải khát cũng nghiên cứu để cho thêm sữa vào trong thành phần. Đó chính là những áp lực cạnh tranh cực lớn đe dọa đến sản phẩm của Vinamilk buộc hãng phải làm đa dạng và phong phú hơn các sản phẩm của mình.
Áp lực cạnh tranh từ phía khách hàng
Khách hàng cũng là một áp lực cực kỳ lớn đối với doanh nghiệp. Đây là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Khách hàng có thể giúp doanh nghiệp thành công, phát triển nhưng cũng chính khách hàng có thể dìm bạn chết sau một đêm.
Áp lực từ phía khách hàng mua lẻ khiến Vinamilk phải thường xuyên nâng cao về chất lượng sản phẩm. Đồng thời giá cả cũng phải giữ ở mức ổn định mà số đông khách hàng có thể chấp nhận được và bỏ tiền ra mua.
Đối với những khách hàng mua sản phẩm với số lượng lớn như trường học, các đại lý, điểm phân phối thì chiết khấu và hoa hồng chính là áp lực mà hãng phải chịu. Với số lượng lớn các đại lý như vậy thì áp lực này sẽ lại càng tăng lên.
Áp lực đến từ các nhà cung cấp
Ở Việt Nam, lượng sữa bò cung cấp ra thị trường hiện nay có 85% là đến từ các hộ gia đình nhỏ lẻ, chỉ có 5% là được lấy từ những trang trại lớn. Điều này khiến cho chất lượng sữa của các hãng không được cao. Và để giải quyết vấn đề này, Vinamilk đã có trang trại bò sữa riêng cho mình.
Đó là những áp lực mà Vinamilk phải chịu và cũng là áp lực chung của nhiều doanh nghiệp. Trước những áp lực này đòi hỏi chiến lược cạnh tranh của Vinamilk phải thật mạnh mẽ, độc đáo mới giúp thương hiệu này vững bước trên thị trường sữa như hiện nay.