Trong từng thời kì, mỗi doanh nghiệp đều đưa ra cho mình những mục tiêu khác nhau. Vì thế, cần phải xây dựng được kế hoạch quản lý tài chính. Vậy, quản trị tài chính là gì và nhằm mục đích gì? Quản trị tài chính cần tuân thủ theo nguyên tắc nào? Bài viết sẽ cung cấp các thông tin cơ bản để nhà quản trị có góc nhìn đầy đủ hơn.
Quản trị tài chính là gì?
Muốn quản lý tài chính trong một doanh nghiệp, cần phải hiểu quản trị tài chính là gì? Đó là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được các mục tiêu về lợi nhuận mà doanh nghiệp đưa ra. Hay nói cách khác, quản trị tài chính là quản trị nguồn vốn (tiền mặt, tài sản, khoản phải thu, khoản phải trả…) một cách hiệu quả nhằm tối đa hóa lợi nhuận và tăng giá trị của doanh nghiệp/ công ty.
Việc đưa ra các quyết định tài chính trong doanh nghiệp rất quan trọng
Mục tiêu của quản trị tài chính gồm những gì?
- Tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp: Là mục tiêu quan trọng nhất. Nhờ tối đa hóa giá trị mà doanh nghiệp nâng cao được mức tài sản và đứng vững trên thị trường cạnh tranh đầy sóng gió. Nhà quản trị tài chính cần có cái nhìn đúng đắn giữa việc tối đa hóa giá trị và tối đa hóa lợi nhuận để đánh giá những lợi ích thực mà doanh nghiệp đạt được chứ không phải chỉ trên giấy tờ sổ sách. Vì có những trường hợp doanh nghiệp sinh lời khi bán được hàng, nhưng khách hàng vẫn đang nợ lại.
- Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp : Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà doanh nghiệp kinh doanh nào cũng hướng tới. Các doanh nghiệp cần kết hợp giữa giá cả và lượng bán ra để hoàn thành tốt mục tiêu sinh lời. Mức lợi nhuận thu được sẽ phản ánh rõ doanh nghiệp có đang đi đúng hướng hay không. Vì vậy, nó được xem là một trong những yếu tố quan trọng của quản trị tài chính. Tuy nhiên, lợi nhuận không thể hiện chính xác nguồn tiền mà doanh nghiệp thu vào cũng như giá trị thực mà doanh nghiệp đạt được. Vì vậy, nhà quản trị cần dựa vào mức lợi nhuận trên vốn cổ phần để đánh giá mức độ kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục tiêu của quản trị tài chính là tối đa hóa lợi nhuận
- Đạt được những mục tiêu khác về tài chính:
– Đảm bảo nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
– Tối thiểu hóa chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để tận thu lợi nhuận.
– Đảm bảo an toàn đầu tư, lợi ích cho các cổ đông và người lao động.
Các nguyên tắc trong quản trị tài chính là gì?
Quản trị tài chính trong một doanh nghiệp không hề dễ dàng và cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc nhất định. Áp dụng nguyên tắc nào còn phụ thuộc vào từng lĩnh vực, ngành nghề, loại hình kinh doanh. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc cơ bản sau:
- Quản lý tài chính theo kế hoạch và hệ thống: Điều này sẽ giúp doanh nghiệp phát triển ổn định. Đồng thời, việc theo dõi, triển khai các hoạt động tài chính cũng diễn ra theo một quy trình nhất định giúp cho việc kiểm soát nguồn tài chính dễ dàng hơn.
- Mức rủi ro cao thì lợi nhuận càng cao: Mỗi quyết định tài chính của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động đầu tư sinh lời đều tiềm ẩn những rủi ro bên cạnh kỳ vọng về lợi nhuận. Việc của nhà quản trị là phân tích, kiểm soát và chấp nhận mức độ rủi ro (nếu xảy ra) để đảm bảo được lợi nhuận thu về.
- Giá trị thời gian của tiền tệ: Khi phân bổ một khoản tiền lớn, bên cạnh chi phí cơ hội thì doanh nghiệp còn bị tác động bởi sự giảm (hoặc tăng ) giá trị do các yếu tố liên quan đến lạm phát.
Giá trị thời gian của tiền tệ là một trong các nguyên tắc của quản trị tài chính
- Ảnh hưởng của thuế: Tùy vào từng địa phương, doanh nghiệp có thể phải chịu những mức ưu đãi thuế sử dụng tài nguyên, thuế sử dụng đất đai khác nhau. Đôi khi, đây chính là yếu tố thúc đẩy các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra một cách trơn tru và ngược lại.
- Vốn vay và vốn chủ sở hữu: Bên cạnh số vốn có hạn của chủ sở hữu thì cần sử dụng cả vốn vay để phát triển sản xuất kinh doanh. Đây cũng được coi là đòn bẩy tài chính mang lại hiệu quả kinh doanh cho bản thân doanh nghiệp nếu được sử dụng đúng cách.
Các nhà quản trị cần nắm được kiến thức quản trị tài chính là gì để có thể tổ chức tốt các hoạt động kinh doanh, từ đó, tối đa hóa lợi nhuận và giá trị của doanh nghiệp. Quản trị tài chính giúp doanh nghiệp quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn của mình, tránh tình huống bị động về tiền mặt và thâm hụt về nguồn tài chính.