Trong nền kinh tế mở và cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp ngày càng chú ý hơn đến việc nắm bắt xu thế thị trường và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nhằm giành cho mình lợi thế cạnh tranh. Một trong những công cụ hữu dụng đó chính là tập trung vào các hoạt động marketing. Vậy, marketing trong doanh nghiệp là gì và nắm giữ vai trò như thế nào? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây.
Marketing gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp
Tìm hiểu khái niệm marketing trong doanh nghiệp là gì?
Marketing là thuật ngữ khá quen thuộc trong các doanh nghiệp kinh doanh. Rất nhiều người lầm tưởng đây chỉ đơn giản là hình thức quảng cáo hoặc phát tờ rơi…Nhưng đây là quan niệm sai lầm.
Marketing trong doanh nghiệp là gì được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau và được hiểu với nghĩa rộng hơn. Theo Phillip Kotler – cha đẻ của ngành Marketing hiện đại, marketing được định nghĩa là “ nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những giá trị đó nhằm thỏa mãn vấn đề của khách hàng mục tiêu để đem lại lợi nhuận tối ưu của doanh nghiệp.”
Marketing giúp đem lại giá trị cho doanh nghiệp
Marketing được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực và có một quá trình phát triển phức tạp. Ban đầu, thuật ngữ này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa tiêu dùng. Sau đó, bắt đầu lan rộng và lớn mạnh ra nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ, hay những ngành phi thương mại. Lâu dần, marketing xâm nhập vào các lĩnh vực kinh doanh như sức khỏe, chính trị, văn hóa, xã hội…Ngày nay, marketing đã trở thành yếu tố sống còn trong quá trình tồn tại và phát triển của các cá nhân và doanh nghiệp.
Marketing được phân thành hai loại chính là marketing truyền thống và marketing hiện đại.
- Maketing truyền thống (cổ điển): là hoạt động marketing chỉ diễn ra trên các kênh lưu thông và làm việc với thị trường. Hình thức marketing này tập trung vào việc tiêu thụ một cách nhanh nhất các sản phẩm và dịch vụ chứ không đề cao và chú trọng đến vai trò của khách hàng/ người mua.
- Marketing hiện đại đi ngược lại với marketing cổ điển ở chỗ đã nhận thức được vai trò của khách hàng. Từ đó, nhắm vào các đối tượng khách hàng, coi đây là thị trường quan trọng. Đáp ứng nhu cầu khách hàng trở thành nhiệm vụ then chốt của doanh nghiệp. Nhờ vào việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp sẽ đạt được mục đích tối đa hóa lợi nhuận.
Vai trò của marketing trong doanh nghiệp kinh doanh
Marketing có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp. Đây là cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp và thị trường, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được xuyên suốt và tập trung vào mục tiêu chính là thị trường kinh doanh. Hiểu theo cách khác, nhiệm vụ chính của marketing là tạo ra và làm tăng lượng khách hàng cho doanh nghiệp. Vì vậy, vị trí của marketing trong doanh nghiệp là điều không thể phủ nhận.
Marketing nắm giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp
Marketing có vai trò kết nối và đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường luôn được thông suốt và theo một định hướng nhất định. Hoạt động marketing trở thành cơ sở vững chắc cho các quyết định kinh doanh. Nhờ việc thu thập và xử lý các thông tin hiệu quả, doanh nghiệp có thể đáp ứng một cách tối đa nhu cầu của khách hàng, hướng đến thị trường chung từ đó tăng lượng bán sản phẩm và mức lợi nhuận.
Marketing còn tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Do có sự cách biệt nhất định về không gian và thời gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng nên hệ thống thông tin marketing trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Nhờ cập nhật một cách thường xuyên nhất sự thay đổi của nhu cầu tiêu dùng mà doanh nghiệp cũng có những điều chỉnh hợp lý, kịp thời với xu thế tiêu dùng của người mua.
Hoạt động marketing cũng khuyến khích sự phát triển của các dòng sản phẩm và đưa ra những sản phẩm mới, hoàn thiện hơn. Do đó, marketing chính là công cụ hướng theo thị trường và liên kết khách hàng, đảm bảo cho sự phát triển tài chính của doanh nghiệp một cách vững chắc nhất.
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, marketing nắm giữ vai trò đặc biệt vì quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần chú ý triển khai các hoạt động marketing đúng đắn và phù hợp thì mới mang lại hiệu quả và tránh được sự lãng phí không cần thiết.