Dù là hoạt động kinh doanh ở bất cứ lĩnh vực nào thì việc hoạch định chiến lược cạnh tranh cũng là điều cực kỳ quan trọng. Để xây dựng được chiến lược cạnh tranh không phải là điều đơn giản. Doanh nghiệp phải nghiên cứu rất nhiều yếu tố khác nhau rồi từ đó xây dựng được một chiến lược phù hợp nhất có như vậy mới giúp mình vượt qua được những đối thủ cạnh tranh. Cùng tìm hiểu về các bước để giúp công ty có được chiến lược cạnh tranh hoàn hảo nhất.
Phân tích các yếu tố môi trường
Kinh doanh hiện nay không thể tách rời với môi trường. Các yếu tố về vi mô và vĩ mô chính là điều ảnh hưởng lớn nhất đến con đường kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa đến các đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung ứng,…
Tất cả các yếu tố đó cần phải được xem xét, đánh giá một cách chi tiết và tỉ mỉ, không được bỏ qua bất cứ yếu tố nào. Có như vậy, doanh nghiệp mới nhận ra được cơ hội cũng như thách thức của mình từ các yếu tố môi trường xung quanh. Từ đó, việc hoạch định chiến lược mới chính xác, sát nhất với tình hình thị trường thực tế.
Phân tích yếu tố nội bộ
Sau khi đã phân tích thị trường, doanh nghiệp cần quay lại nhìn bản thân mình xem nội tại có những điều gì. Từ các nguồn lực tài chính, nhân lực đến máy móc, trang thiết bị hay vị thế, thương hiệu mà đơn vị đang sở hữu.
Từ đó, doanh nghiệp mới tìm ra được những điểm mạnh, yếu và đánh giá về khả năng của bản thân bao gồm:
- Có thể mở rộng thêm thị phần hay không?
- Có thể đem đến những lợi ích gì cho khách hàng?
- Có thể tạo ra được những sản phẩm độc đáo chỉ riêng mình có hay không?
Xác định sứ mệnh, mục tiêu của mình
Yếu tố này bạn phải có được từ khi mới thành lập công ty, doanh nghiệp. Xem xem doanh nghiệp phục vụ ai, nhóm đối tượng mục tiêu, đối tượng tiềm năng, các chính sách đối với khách hàng… Mặc dù, được xác định từ đầu nhưng chúng lại đóng vai trò xuyên suốt trong quá trình hoạt động của công ty. Hơn nữa, với những sự thay đổi, chúng có thể được điều chỉnh lại cho phù hợp. Trong quá trình hoạch định chiến lược cạnh tranh thì doanh nghiệp cần phải soi vào đó và có được mục tiêu chính xác nhất.
Xây dựng các chiến lược để lựa chọn
Khi đã có những dữ liệu phân tích, đánh giá ở trên, nhà quản trị dựa vào đó xây dựng được nhiều chiến lược cạnh tranh để có những sự chuẩn bị thích hợp nhất cho bất cứ tình huống nào. Khi bạn đang triển khai thực hiện có vấn đề gì xảy ra thì có thể đổi kế hoạch ngay lập tức. Tránh việc lập nên một chiến lược duy nhất, rất dễ bị động khi chiến lược ban đầu “phá sản”.
Phân tích các chiến lược khả thi và lựa chọn chiến lược tối ưu
Việc phân tích, đánh giá các chiến lược cạnh tranh giúp doanh nghiệp cũng như nhà quản trị nhìn nhận chính xác nhất khả năng thành công khi thực hiện những chiến lược này. Từ đó lựa chọn vũ khí sắc bén nhất để tung ra thị trường. Bởi vũ khí không đủ sắc thì chỉ vừa lâm trận đã bị đối thủ đánh ngã mất rồi.
Tổ chức thực hiện chiến lược
Sau khi đã thống nhất, quyết định lựa chọn được chiến lược cạnh tranh phù hợp nhất trong thời điểm hiện tại thì việc tiếp theo là thực hiện chiến lược đó. Việc tổ chức thực hiện phải quy củ, bài bản, đúng như những gì đã bàn thảo. Có như vậy mới có khả năng cạnh tranh cao.
Kiểm tra và đánh giá chiến lược
Trong quá trình triển khai thực hiện chiến lược thì bắt buộc nhà quản trị phải giám sát, kiểm tra toàn bộ để xem có đúng hay không. Đặc biệt là đánh giá xem kết quả thực hiện đã đạt được như mong muốn hay chưa. Việc đánh giá này giúp nhà quản trị nắm bắt được kết quả của chiến lược cạnh tranh đã đặt ra. Đồng thời, các bài học, những kinh nghiệm cực kỳ quý báu được rút ra cho những chiến lược tiếp theo.
Có thể thấy quả trình hoạch định chiến lược cạnh tranh là cực kỳ quan trọng, đòi hỏi bạn phải tuân thủ nguyên tắc và quy trình hợp lý, không thể muốn nhanh mà nhảy cóc được. “Dục tốc bất đạt” mọi thứ cứ diễn ra từ từ, chậm mà chắc thì cơ hội thành công sẽ cao hơn.