Hoạch định chiến lược cạnh tranh là khái niệm mà tất cả những người làm kinh doanh đều đã từng nghe qua. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ và biết cách xây dựng chiến lược phù hợp. Nếu đưa ra một chiến lược cạnh tranh đúng đắn, doanh nghiệp sẽ thu về được một khoản lợi nhuận không nhỏ. Nhưng ngược lại, đi sai hướng sẽ khiến doanh nghiệp chịu tổn thất nặng nề và đứng trước nguy cơ phá sản.
Tại sao phải hoạch định chiến lược cạnh tranh?
Chiến lược cạnh tranh của một doanh nghiệp là bản kế hoạch dài hạn được doanh nghiệp vạch ra sau khi đã tìm hiểu, phân tích và so sánh những điểm mạnh yếu của đối thủ, với mục đích chính là giành lợi thế cạnh tranh về cho mình.
Hoạch định chiến lược cạnh tranh là quá trình nghiên cứu, đưa ra kế hoạch, biến kế hoạch thành hành động của doanh nghiệp. Tùy vào từng thời kì khác nhau mà doanh nghiệp có sự thay đổi phù hợp. Bản hoạch định chiến lược sẽ là cái gốc để tham chiếu, soi xét xem liệu doanh nghiệp đã đi đúng hướng hay chưa? Quá trình hoạch định chiến lược không hề đơn giản mà đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tích, nghiên cứu nhiều yếu tố khác nhau như hướng hoạt động, mục tiêu ngắn và dài hạn, giải pháp, tài chính, con người..
Chiến lược cạnh tranh giữ vai trò và vị trí hết sức quan trọng đối với một doanh nghiệp. Nó đề ra kế hoạch hướng đi cụ thể, từ đó giúp doanh nghiệp hoạt động tốt và hoàn thành được mục tiêu cạnh tranh đã đề ra. Không những thế, một bản kế hoạch chi tiết còn góp phần dự báo được những tác động hoặc xu thế cạnh tranh của thị trường đối với doanh nghiệp. Từ đó, khai thác và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả để mang lại lợi ích tài chính, tránh được sức ép cạnh tranh từ bên ngoài và tạo ra vị thế cho doanh nghiệp trên thương trường.
Việc hoạch định chiến lược thể hiện năng lực lãnh đạo của người dẫn đầu doanh nghiệp. Việc này đòi hỏi tư duy, sáng tạo và sự tuân thủ mô hình hoạch định cơ bản trong kinh doanh nói chung.
Quy trình hoạch định chiến lược cạnh tranh theo mô hình cơ bản
Hoạch định chiến lược trong kinh doanh nói chung và hoạch định chiến lược cạnh tranh nói riêng cần tuân theo một mô hình cơ bản gồm 5 bước.
Bước 1: Xác định mục tiêu của doanh nghiệp với các thứ tự ưu tiên hợp lý
Việc đề ra mục tiêu chính mà công ty mong muốn đạt được trong tương lai hết sức quan trọng. Các mục tiêu này phải mang tính thực tiễn và thể hiện được chính xác những gì công ty muốn thu được như doanh thu, lợi nhuận, thị phần, tái đầu tư. Tuy nhiên, khi xác định mục tiêu cần cân nhắc đến các yếu tố nguyện vọng của cổ đông, khả năng tài chính, cơ hội…
Bước 2: Đánh giá thực trạng
Doanh nghiệp cần đánh giá thực trạng của môi trường kinh doanh và nguồn nội lực. Môi trường kinh doanh bao gồm các yếu tố kinh tế, chính trị, công nghệ, áp lực cạnh tranh trên thị trường,…Việc phân tích các yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện ra mối nguy cơ hoặc cơ hội cho mục tiêu và chiến lược đã đề ra trước đó.
Nội lực là những điểm mạnh hoặc yếu bên trong công ty như quản lý, marketing, tài chính, nguồn vốn, hoạt động sản xuất…cũng cần được nhận định một cách chính xác và thực tế.
Bước 3: Xây dựng chiến lược
Được tiến hành sau khi hoàn thành các phân tích, đánh giá trên cơ sở thực tiễn. Đây là giai đoạn lựa chọn và cân nhắc các biến nội lực cũng như biến khách quan. Dựa vào các thông tin liên quan trong phần đánh giá của quá trình hoạch định , mỗi chiến lược đưa ra cần được xem xét về chi phí, nguồn lực, thời gian, tiến độ, khả năng chi trả…
Bước 4: Chuẩn bị và thực hiện kế hoạch chiến lược
Gồm 2 giai đoạn là tổ chức và chính sách. Giai đoạn tổ chức là quá trình thực hiện liên quan đến việc bố trí sắp xếp về con người và các nguồn lực. Giai đoạn chính sách giúp củng cố, chi tiết hơn chiến lược đã chọn.
Bước 5: Đánh giá và kiểm soát kế hoạch
Là bước cuối trong hoạch định chiến lược. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ xác định xem liệu chiến lược đã đưa ra trong mô hình có phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp hay không. Đây là quá trình kiểm soát dự toán, đánh giá hiệu quả thực hiện và các vấn đề khác về quản trị chiến lược đang diễn ra.
Quá trình hoạch định chiến lược cạnh tranh đòi hỏi sự phân tích, nghiên cứu kĩ càng về môi trường kinh doanh. Một bản hoạch định chi tiết và rõ ràng, hợp lý sẽ tạo ra được sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp/ công ty vượt qua mọi rào cản và đứng vững trên thương trường cạnh tranh khốc liệt.
>> Nguyên tắc chung khi xây dựng nội dung của chiến lược cạnh tranh
>> Nội dung cơ bản của chiến lược cạnh tranh cho từng loại hình doanh nghiệp