CHIẾN LƯỢC TIN TỨC

Chiến lược kinh doanh kinh điển

Muốn tồn tại và phát triển trên thương trường, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể. Thực tiễn đã chứng minh, trên thế giới có rất nhiều tập đoàn đã đi đúng hướng trong việc xây dựng chiến lược và đây đều là chiến lược kinh doanh kinh điển đáng để học tập.

Chiến lược kinh doanh là gì?

Từ ‘chiến lược” thường hay gắn với các vấn đề về sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần của chiến lược mà không đưa ra một hướng đi cụ thể cho tổ chức.

Chiến lược kinh doanh là một nội dung tổng thể, có trình tự rõ ràng bao gồm một chuỗi các phương pháp, cách thức, định hướng kinh doanh chủ yếu trong một thời gian dài. Mục tiêu của việc xây dựng chiến lược là hướng tới việc thúc đẩy lợi nhuận tăng cao và phát triển hệ thống kinh doanh của công ty, tạo dựng vị thế cho doanh nghiệp.

Chiến lược định hướng kinh doanh

Định giá thâm nhập thị trường là một trong những ví dụ về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Chiến lược giá thâm nhập (Price Penetration Strategy) khá phổ biến. Doanh nghiệp đưa ra giá bán ban đầu tương đối thấp cho sản phẩm mới để khuyến khích người mua nhằm mở rộng thị trường tăng doanh số bán ra. Chiến lược này giúp công ty đạt được mục tiêu về thị phần và dẫn đầu về tỉ phần thị trường.

Chiến lược giá thâm nhập giúp doanh nghiệp giành thị phần

Thông thường chiến lược này được sử dụng khi nhu cầu về sản phẩm ngắn hạn có sự co giãn lớn về giá cả. Không những giúp công ty chiếm được thị phần mà còn nhanh chóng làm gia tăng sức mạnh cạnh tranh với đối thủ.

Những sản phẩm tiêu dùng hằng ngày như: bột giặt, nước xả, sữa tắm, kem đánh răng, bánh kẹo, nước giải khát…rất thích hợp với định giá thâm nhập.

Một ví dụ điển hình là sản phẩm trà xanh C2 của URC. C2 khá thành công trong việc áp dụng mức giá thâm nhập. Bằng việc đưa ra giá thấp hơn so với giá phổ biến trên thị trường giải khát, C2 đã thu hút được một lượng đông đảo khách hàng và xây dựng tốt thương hiệu của mình. Đây là bàn đạp để giới thiệu và nâng giá các sản phẩm về sau ngang bằng dần với mặt bằng giá chung hiện tại.

Không thể phủ nhận đây là một trong những chiến lược kinh doanh kinh điển rất dễ áp dụng và đạt hiệu quả cao. Nhưng có thể kể đến nhược điểm là việc tăng giá sẽ khó khăn khi mức giá được định hình và cần phải có phương án để hạ thấp chi phí sản xuất nếu không muốn thua lỗ.

Những chiến lược kinh doanh kinh điển của các tập đoàn lớn

Chiến lược bàn cờ – một trong các chiến lược kinh doanh kinh điển:

Kinh doanh là một trận cờ. Doanh nhân là những chiến lược gia và lúc nào cũng giữ mình trong tình trạng đấu trí. Chỉ một nước đi sai sẽ làm hỏng cả thế trận.

Chiến lược bàn cờ hướng đến sự nỗ lực không ngừng

Trận chiến trên thương trường sẽ không bao giờ có hồi kết. Vì vậy, đừng bao giờ thoả mãn với sự thành công của mình. Nếu bạn thật sự nỗ lực để vượt qua các đối thủ khác, giành lấy thị trường thì sẽ xuất hiện thêm những đối thủ mới tìm mọi cách để chiếm lấy thị trường của bạn. Vì vậy, cách tốt nhất là không ngừng cố gắng, luôn thay đổi, kiên trì và bền bỉ để giành chiến thắng.

Chiến lược bàn cờ cũng là một trong những chiến lược kinh doanh mang tầm quốc tế được nhiều người học tập.

Chiến lược kinh doanh sản phẩm mới:

Các doanh nghiệp đều tự ý thức được việc phải tìm ra các sản phẩm mới để thu hút người tiêu dùng, nhưng lại không chắc chắn về sự thành công của những sản phẩm này. Vì vậy, cần có chiến lược cụ thể khi ra mắt sản phẩm:
– Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Xác định đối thủ, sản phẩm và công cụ marketing của họ. Đôi khi thị trường lại bắt đầu từ chính những đối thủ của mình.
– Xác định khách hàng mục tiêu: Nhằm mục đích đưa ra chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ khi biết khách hàng của mình là ai, phân khúc khách hàng là gì, bạn mới đưa ra quyết định kinh doanh một cách đúng đắn.
– Tạo nên giá trị khác biệt hóa: Sự khác biệt trong giá trị là lợi thế cạnh tranh để phân biệt với những sản phẩm khác cùng loại và bước đầu thu hút khách hàng thành công.
– Chiến thuật marketing: lên kế hoạch quảng bá sản phẩm ở tất cả những nơi có thể, tạo ra dư luận tốt để thành công trong việc việc tung ra sản phẩm.
– Thời gian tiến hành: Lưu ý tới vòng đời của sản phẩm và thay đổi thích hợp với nhu cầu thị trường.

Chiến lược chắc chân trên thị trường

Tập trung vào một thị trường chủ chốt và lấy đó làm cơ sở phát triển kinh

doanh. Tránh đầu tư dàn trải mà không thu được lợi nhuận gì. Sức ép cạnh tranh ngày 1 lớn, chỉ khi chắc chân thì doanh nghiệp mới có thể giữ vững phần thị trường của mình.

Tổng hợp các chiến lược kinh doanh đề cập đến ở trên được nhiều chuyên gia phân tích và cho rằng đây hoàn toàn là các chiến lược kinh doanh kinh điển đúng đắn với nhiều loại hình công ty, doanh nghiệp. Chỉ khi được xác định và vận dụng đúng cách thì mới phát huy được hết tác dụng và góp phần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm/ dịch vụ của các doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *