Trong những năm gần đây, với tốc độ phát triển của công nghệ, nhiều nhà mạng chạy đua với nhau để chiếm lĩnh thị phần. Tình hình trên đã khiến các nhà mạng như Viettel, Vinaphone, Mobiphone,…buộc phải đưa ra các chiến lược để cạnh tranh. Trong đó, các chiến lược giá của Viettel đã tỏ ra hiệu quả hơn trong cuộc đua này nhờ sự thay đổi linh hoạt, kịp thời và đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Xác định giá cho sản phẩm mới là một trong những chiến lược giá của Viettel
Chiến lược giá hớt phần ngon được Viettel áp dụng một cách triệt để nhằm tăng lợi nhuận, doanh thu.
Năm 2007, Viettel tham gia thị trường di động Việt và dần tiếp cận với các khách hàng. Mức giá thấp được áp dụng trong các chiến lược cạnh tranh và đem lại hiệu quả đáng chú ý. Số lượng khách hàng của Viettel tăng lên đáng kể. Đến năm 2010, Viettel đã chiếm 42% thị phần di động.
Gói cước Economy được tung ra thị trường với chính sách ưu đãi khủng gọi nội mạng miễn phí 24/24h trong ngày đầu tiên đã thu hút sự chú ý của một lượng lớn khách hàng tới nhà mạng quân đội.
Năm 2008, chính sách khuyến mại cho cả người nghe ( tặng 100 đồng vào tài khoản khuyến mại khi nghe 1 phút gọi) đã làm tăng lượng sử dụng dịch vụ, có tác dụng kích cầu. Thời lượng cuộc gọi tăng và đem lại nguồn doanh thu lớn cho nhà mạng này.
Chiến lược giá thấp bám chắc thị trường tập trung vào các đối tượng có thu nhập trung bình (cư dân nông thôn, học sinh, sinh viên…) cũng giúp Viettel tìm cho mình một lượng khách hàng rất lớn. Viễn thông Viettel đã rất khôn khéo và linh hoạt khi áp dụng chiến lược giá cạnh tranh bằng cách đưa ra các gói cước giá thấp, tập trung vào một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể với mức thu nhập thấp. Vì vậy, lượng khách hàng luôn được giữ ở mức ổn định.
Các nhóm đối tượng là doanh nghiệp cũng là nhóm khách hàng được Viettel hướng đến. Các cuộc gọi nhóm sẽ được miễn giảm 50% khi thực hiện các cuộc gọi trong nhóm. Việc bám chắc vào thị trường thành phố và các khu công nghiệp bằng gói cước Nhóm là chiến lược kinh doanh giúp kích cầu tiêu dùng đối với các khách hàng thu nhập khá.
Bằng việc liên tục đưa ra các chương trình khuyến mại cho các nhóm đối tượng phù hợp, Viettel đã giành được một lượng lớn khách hàng trung thành với dịch vụ của mình.
Chiến lược thực hiện điều chỉnh giá
Thực hiện điều chỉnh giá cả bằng cách định giá theo khu vực địa lý, chiết giá và bớt giá, thực hiện các chương trình khuyến mại là một trong những chiến lược giá của Viettel.
Đối với gói cước HappyZone, khi khách hàng di chuyển ra khỏi vùng đăng ký, giá cước sẽ tăng đồng thời cộng thêm phí phụ thu nếu gọi ngoại mạng. Hoặc nếu khách hàng ra khỏi lãnh thổ của Việt Nam mà vẫn sử dụng số điện thoại của mình thì sẽ được đăng kí Roaming. Gói cước Roaming sẽ cao hơn giá cước bình thường.
Thêm vào đó, Viettel cũng chú ý thực hiện việc chiết giá và bớt giá. Với quy mô bán hàng lớn, việc chiết khấu thương mại sẽ được thực hiện khi các thành viên trong hệ thống rót sản phẩm xuống cấp dưới hoặc đại lý. Mức chiết khấu này có thể lên đến 6,3% cho các đại lý. Đây là mức chiết khấu cao với loại hình dịch vụ viễn thông.
Năm 2011, Viettel triển khai việc thanh toán cước trả sau khi kết hợp với ngân hàng Quân đội MB. Khách hàng có thể được giảm đến 6% phí hoặc hơn khi giao dịch tại các điểm của ngân hàng hoặc qua thẻ ATM Bank Plus. Việc làm này vừa mang lại sự thuận tiện và lợi ích cho khách hàng, lại giúp doanh nghiệp tăng mức lợi nhuận.
Vẫn tập trung vào các đối tượng là học sinh, sinh viên, Viettel khuyến khích lượng mua hàng và sử dụng dịch vụ bằng các hình thức trả góp. Với đối tượng có mức chi tiêu vừa phải, đây là hình thức tiêu dùng khá dễ chịu nên ngày càng nhiều khách hàng là học sinh, sinh viên sử dụng dịch vụ viễn thông này, từ đó giúp Viettel chiếm lĩnh thị phần trên thị trường di động nhờ lượng khách hàng đông đảo của mình.
Những khách hàng đến với Viettel hầu hết là những người có mức tiêu dùng không cao nhưng đa phần đều rất trung thành và gắn bó trong nhiều năm. Các chiến lược giá của Viettel đưa ra đã tỏ ra khá hiệu quả trong việc giữ chân khách hàng. Vì vậy, mạng di động viễn thông Viettel chiếm thị phần lớn và luôn dẫn đầu trong thị trường dịch vụ di động Việt là điều hết sức dễ hiểu.
>> Chiến lược giá của Vinamilk để duy trì vị thế đầu ngành
>> Chiến lược giá của Coca-Cola áp dụng trên con đường chinh phục toàn cầu