Pepsi một trong những cái tên quá quen thuộc trên thị trường đồ uống hiện nay trên thế giới và cả ở Việt Nam. Thâm nhập vào thị trường Việt từ sớm, Pepsi đã triển khai rất nhiều chiến lược để khẳng định, chiếm lĩnh thị trường nước ta. Trong số các chiến lược ấy không thể nào không nhắc tới chính sách về giá. Vậy chiến lược giá của Pepsi tại Việt Nam là gì?
Chiến lược định giá Pepsi thâm nhập thị trường Việt Nam
Nếu như trên trường quốc tế, Pepsi là người đi sau Coca-Cola thì tại thị trường Việt, Pepsi lại đặt dấu chân sớm nhất cho thương hiệu đồ uống tới từ nước ngoài. Vào đầu thập niên 90, khi nhà nước ta bắt đầu mở cửa thị trường, Pepsi đã nhanh chóng ký kết hợp đồng xâm nhập vào thị trường Việt nam.
Khi đó, thị trường nước ta chủ yếu là thị phần của thương hiệu Tribeco cùng các loại nước giải khát nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, không có tên tuổi, nhãn hiệu. Do đó, khi đặt chân vào, Pepsi thực hiện ngay chiến lược định giá sản phẩm mới tương đối thấp.
Với chiến lược này, Pepsi đã nhanh chóng đạt được mục đích thâm nhập thị trường Việt, thu hút một lượng lớn người tiêu dùng. Đồng thời, chỉ sau một tháng triển khai, các đối thủ cạnh tranh nhỏ lẻ trong nước đã nhanh chóng bị hạ gục. Cùng với đó, đơn vị đã đẩy Tribeco xuống đà phá sản và phải chuyển đổi hình thức kinh doanh sang sữa đậu nành.
Đến cuối thập niên 90, thị trường đồ uống Việt Nam lại chứng kiến sự góp mặt của thương hiệu đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với Pepsi đó chính là Coca-Cola. Mặc dù, Coca cũng nhanh chóng áp dụng chiến lược hạ giá bán sản phẩm đồ uống của mình để cạnh tranh thị phần với Pepsi. Nhưng với lợi thế đi trước cùng các chiến lược marketing đủ mạnh kết hợp cùng chính sách pháp luật nước ta hạn chế trong việc chạy đua giá để dành thị phần đã đem lại sự thắng thế cho Pepsi trên thị trường Việt khi mới thâm nhập.
Chiến lược định giá chiết khấu
Sau khi đã có chỗ đứng cho mình, Pepsi tiếp tục triển khai các chiến lược về giá khác để thúc đẩy doanh số, tăng doanh thu, lợi nhuận. Cũng như củng cố vị thế trước sự cạnh tranh tới từ nhiều thương hiệu khác.
Chính sách chiết khấu trả tiền mặt
Đây là một chính sách giảm giá cho những khách hàng khi mua sản phẩm tiến hành thanh toán tiền ngay. Chiến lược này chính là một trong cách điều chỉnh giá của Pepsi để thưởng cho người mua chi trả sớm. Điều này giúp doanh nghiệp thu hồi công nợ nhanh chóng, tránh các khoản nợ xấu khó đòi.
Chiết khấu theo số lượng
Một chính sách giá chiết khấu nữa đó chính là giảm giá cho các khách hàng mua sản phẩm với số lượng lớn, nhiều. Điều này khuyến khích, gia tăng sức tiêu thụ, giảm chi phí tồn kho, bảo quản,… góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty.
Chiến lược định giá phân biệt theo dạng sản phẩm
Ngoài những chiến lược giá của Pepsi như đã kể trên, công ty còn triển khai định giá phân biệt theo dạng sản phẩm. Bởi để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng cũng như nâng cao sức cạnh tranh, Pepsi đã không ngừng nghiên cứu và cung cấp ra thị trường Việt các sản phẩm khác nhau. Tương ứng với mỗi dòng sản phẩm là các mức đi kèm. Tuy nhiên, chúng vẫn đảm bảo được tỷ lệ với chi phí tương ứng.
- Nước giải khát có gas Pepsi chai 390ml giá bán 5.400 đồng/chai.
- Nước giải khát ít calo Pepsi Light không đường lon 330ml giá bán 8.400 đồng/lon.
- Nước ngọt Pepsi Cola 1.5 lít: 14.600 đồng/chai.
- Thùng nước ngọt 24 lon/thùng: 140.000 đồng/thùng.
Trên đây, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chiến lược giá của Pepsi tại Việt Nam. Hi vọng đây sẽ là những thông tin tham khảo bổ ích, giúp nhà quản trị hiểu rõ hơn về định giá bán sản phẩm cũng như có bài học quý báu từ minh chứng đến từ thương hiệu đình đám thế giới này.