Muốn đạt được mục tiêu tối đa hóa nguồn doanh thu của những người kinh doanh dịch vụ khách sạn, việc đưa ra các chiến lược giá cho dịch vụ cần phải phù hợp và đúng thời điểm. Giá phòng cần được điều chỉnh dựa trên nhiều yếu tố như nhu cầu khách hàng, tệp hay phân khúc khách hàng, mùa vụ…Ngoài ra, khách sạn còn có thể áp dụng nhiều chiến lược về giá khác nhau để tăng lượng doanh thu.
Chiến lược giá cho dịch vụ khách sạn dựa trên dự báo
Một trong các chiến lược giá cho dịch vụ khách sạn là dựa trên sự dự báo để đặt giá. Đây là yêu cầu đưa ra và cần được thực hiện đối với bất kì khách sạn nào. Về cơ bản, giá phòng cần được điều chỉnh phụ thuộc vào nhu cầu cao thấp tính theo từng thời điểm. Ví dụ: Giá phòng sẽ cao hơn, thậm chí được đẩy lên mức cao nhất vào dịp lễ hội, kì nghỉ…Việc này sẽ giúp tối đa hóa mức doanh thu.
Khi sử dụng chiến lược giá này, nhà quản trị cần nắm vững và dựa trên những cơ sở nhất định như công suất phòng, doanh thu, giá phòng, mức chi tiêu bình quân cho từng phòng…Đây là những thông tin và chỉ số khá hữu ích đối với đội ngũ Sales của một hệ thống dịch vụ. Các dữ liệu về đặt phòng, xu hướng chung của thị trường cũng như việc đón đầu xu thế mới cũng là yếu tố quan trọng để đưa ra các quyết định về giá. Tùy vào từng thời điểm mà mức giá được đưa ra cũng khác nhau. Ví dụ: Nếu khách sạn thường ít người vào tháng 1, việc giảm giá có thể được suy xét tới để tăng công suất hoạt động và doanh thu trong tháng.
Giá theo phân khúc khách hàng và cung cấp các gói đặt phòng trọn gói
Chiến lược định giá theo phân khúc khách hàng và cung cấp các gói đặt phòng trọn gói được sử dụng khá nhiều trong kinh doanh khách sạn. Theo chiến lược này, nhiều mức giá khác nhau có thể được đưa ra cho mỗi phân khúc khách hàng mặc dù cùng sử dụng một sản phẩm dịch vụ. Riêng đối với thị trường mở, khi áp dụng mức giá thấp cần chú ý đến chiến lược ngang giá. Giá cho các phân khúc doanh nghiệp, các đại lý du lịch có thể thấp hơn và bao gồm các phòng trong các gói.
Việc tạo ra và cung cấp các gói đặt phòng trọn gói là biện pháp khá hiệu quả cho những người kinh doanh dịch vụ khách sạn. Các gói này có thể bao gồm những dịch vụ bổ sung như bữa ăn, xe đạp, hồ bơi, sân golf,….Với các gói, giá phòng thực tế có thể thấp hơn giá mà doanh nghiệp đưa ra, nhưng khách sạn sẽ bán được nhiều sản phẩm dịch vụ cùng một lúc, từ đó tăng mức lợi nhuận.
Up – selling – Chiến lược giá cho dịch vụ khách sạn
Up – selling cũng là một trong những chiến lược giá cho dịch vụ khách sạn đáng chú ý bằng cách khuyến khích khách hàng bỏ ra một số tiền để tận hưởng những dịch vụ tốt hơn như đặt phòng tốt hơn phòng hiện tại, trả giá phòng cao hơn để tận hưởng view hâp dẫn hơn. Việc thuyết phục khách hàng bỏ tiền ra để mua một chất lượng dịch vụ tốt như không gian phòng ốc, trang thiết bị hiện đại, đồ vật tiện nghi, sang trọng, sự phục vụ tận tình chu đáo…sẽ giúp tăng đáng kể mức doanh thu cho khách sạn.
Up- selling thường được áp dụng và thành công nhất trong quá trình khách hàng đặt phòng. Vì vậy, nhân viên khách sạn cần có sự khéo léo nhất định và khả năng thuyết phục tốt để khuyến khích khách hàng của mình.
Chiến lược giá cho dịch vụ không chỉ giúp doanh thu của khách sạn được duy trì mà còn tối đa hóa lợi nhuận. Cách định giá có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến khách sạn. Vì vậy, cần lựa chọn một hướng đi đúng đắn về giá để thu hút khách hàng và nâng cao thị phần, uy tín của khách sạn trong ngành dịch vụ.
>> Chiến lược giá cho dịch vụ – cần dựa vào những yếu tố nào?