Các chiến lược cạnh tranh tổng quát thường được doanh nghiệp/công ty áp dụng. Nhưng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược phù hợp để đạt hiệu quả. Nếu không xác định được hướng đi đúng đắn hoặc đi sai hướng, doanh nghiệp có thể gặp thất bại, thậm chí là phá sản.
Muốn xây dựng các chiến lược cạnh tranh tổng quát cần dựa vào yếu tố nào?
Cường độ cạnh tranh trên thị trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Muốn vạch ra các chiến lược cạnh tranh tổng quát, cần phân tích những tác động này để xác định được hướng đi cho doanh nghiệp. Có 5 yếu tố chính cần quan tâm:
Sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong ngành
Các đối thủ đều muốn giữ vững thị phần để đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất. Vì vậy, giữa các doanh nghiệp thường gia tăng về cường độ cạnh tranh về giá, chất lượng sản phẩm…. dẫn đến làm giảm mức lợi nhuận của ngành. Muốn đưa ra được các chiến lược hợp lý, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ thông tin của đối thủ, đồng thời nắm được tình trạng ngành để làm cơ sở hoạch định chiến lược.
Nguy cơ nhập ngành của đối thủ tiềm năng
Các đối thủ mới trước khi nhập ngành đều có sự nghiên cứu kĩ lưỡng về giá cả, sản phẩm, chiến lược của các doanh nghiệp khác. Đặc biệt, họ có khả năng mở rộng sản xuất và chiếm lĩnh thị phần của các doanh nghiệp đi trước. Vì vậy, doanh nghiệp cần nâng cao các hàng rào pháp lý để bảo vệ sản phẩm, đặc biệt là về công nghệ. Nhất là trong giai đoạn hội nhập, việc làm này càng trở nên cần thiết.
Quyền lực thương lượng hay khả năng ép giá của người mua
Mục đích chính của doanh nghiệp kinh doanh là bán ra sản phẩm và tận thu lợi nhuận. Đồng thời thỏa mãn thỏa mãn yêu cầu và tạo ra sự tín nhiệm của khách hàng. Ý thức được điều này nên người mua luôn “trả giá” hoặc đưa ra yêu cầu cao hơn làm giảm lợi nhuận của nguồn cung. Vì vậy, để hạn chế quyền thương lượng của khách hàng, doanh nghiệp cần có sự phân loại khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của họ để định hướng cho các chiến lược dài hạn của mình.
Khả năng ép giá của người cung ứng và nguy cơ đe dọa từ các sản phẩm thay thế
Bên cạnh 3 yếu tố kể trên thì khả năng ép giá của người cung ứng và nguy cơ đe dọa từ các sản phẩm thay thế cũng là các yếu tố đáng chú ý. Doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư về công nghệ, nâng cao chất lượng và sự độc đáo của sản phẩm cũng như trình độ quản lý nói chung. Có như vậy mới duy trì được hoạt động và sự thành công của doanh nghiệp.
Khác biệt hóa sản phẩm – một trong các chiến lược cạnh tranh tổng quát
Ngoài các chiến lược chi phí thấp nhất hoặc chiến lược tập trung thì khác biệt hóa sản phẩm cũng được coi là nội dung chính trong chiến lược cạnh tranh, mang lại hiệu quả và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nội dung chính của chiến lược khác biệt hóa là làm cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp trở nên khác biệt, độc đáo hoặc có những lợi ích không thể thay thế so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Sự khác biệt này có thể là về hình thức, độ bền, tính năng, hình ảnh, chất lượng…của sản phẩm.
Đặc điểm của chiến lược này là sản phẩm cần được sử dụng các công nghệ để chuyên biệt hóa, tạo ra ấn tượng rõ ràng nhằm xây dựng hình ảnh, thương hiệu, hạn chế cạnh tranh về giá và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp/công ty cần thực hiện các quy trình nghiên cứu và phát triển để tăng khả năng cung cấp những sản phẩm đạt chuẩn về chất lượng. Bên cạnh đó, các hoạt động tiếp thị và bán hàng cần được thúc đẩy mạnh, đảm bảo việc khách hàng được tiếp cận với sản phẩm và cảm nhận được giá trị lợi ích cũng như sự độc đáo sản phẩm mang lại.
Chiến lược khác biệt hóa mang nhiều ưu điểm như có thể áp dụng mức giá vượt trội so với đối thủ, hạn chế yêu cầu của khách mua hàng. Đồng thời tạo ra được rào cản gia nhập ngành và sự trung thành của người mua. Tuy nhiên, đối với ngành dịch vụ, khi áp dụng chiến lược này rất dễ bị bắt chước sau một thời gian ra đời. Nếu mức giá quá cao, khách hàng có thể hy sinh một vài lợi ích để mua sản phẩm khác với mức giá rẻ hơn và tiết kiệm được một khoản chi phí.
Khi áp dụng các chiến lược cạnh tranh tổng quát, doanh nghiệp bắt buộc phải chú ý đến nhiều yếu tố khác nhau để có thể đạt được thành công. Nếu biết áp dụng đúng cách, đây chính là vũ khí lợi hại giúp doanh nghiệp cạnh tranh và vượt qua mọi rào cản trên con đường phát triển của mình.
>> Các chiến lược cạnh tranh về giá hiệu quả trong kinh doanh
>> Áp dụng các chiến lược marketing cạnh tranh một cách hiệu quả