Công việc của bạn là gì? Bán hàng, tiếp thị, hành chính nhân sự, văn phòng, làm công việc tự do…Dù có làm việc gì đi chăng nữa, hầu hết mọi người đều mong muốn làm tốt nhiệm vụ của mình và trở thành một nhân viên giỏi. Nhưng có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công việc khiến cho công việc không được thực hiện một cách suôn sẻ nhất. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các yếu tố này.
Hiệu quả công việc là gì? Các tiêu chuẩn của hiệu quả công việc?
Hiệu quả công việc là gì? Đó là mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của mỗi nhân viên. Hiệu quả công việc phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như hoàn cảnh, thời gian, môi trường, điều kiện làm việc xung quanh người lao động. Mỗi doanh nghiệp đều có một cách đánh giá hiệu quả và năng suất làm việc riêng cho từng bộ phận hoặc nhân sự. Từ đó, đưa ra các phương án đào tạo và phát triển để nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu doanh nghiệp.
Có rất nhiều phương pháp để đánh giá hiệu quả công việc:
• Bảng chỉ tiêu KPI: Phần lớn các doanh nghiệp đều sử dụng KPI như một công cụ hữu ích để đo lường hiệu suất làm việc. Các chỉ số đánh giá đều được triển khai ở bản đăng kí để định hướng phấn đấu cho người lao động. Đây cũng là cơ sở để nhà quản trị xây dựng cơ chế khen thưởng, kỷ luật hợp lý cho nhân viên.
• Đánh giá dựa trên kết quả phát triển: Kế hoạch ngắn hạn – dài hạn của mỗi nhân viên đều thể hiện rõ mục tiêu phát triển. Dựa vào nguyện vọng và kế hoạch này, người quản lý có thể đưa ra chiến lược đào tạo, giúp nhân viên hoàn thiện và nhanh chóng đạt được mục tiêu.
• Đánh giá dựa trên biểu hiện năng lực: Khả năng hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên thể hiện hiệu suất làm việc của họ tốt hay không? Các kỹ năng cơ bản như kỹ năng làm việc nhóm; quản lý; quan hệ khách hàng; giao tiếp…cũng phần nào thể hiện năng lực bản thân của họ.
Vậy, các tiêu chuẩn thể hiện hiệu quả công việc là gì?
– Thời gian xử lý công việc, cuộc gọi, cuộc hẹn với khách hàng nhanh chóng.
– Tiến độ công việc được kiểm soát chặt chẽ.
– Khả năng tháo gỡ khó khăn tốt.
– Tiếp nhận thông tin cần thiết, loại bỏ những suy nghĩ và thông tin thừa.
– Nắm được vấn đề cần tập trung để đạt mục tiêu.
– Kết quả đầu ra không làm người khác mất thời gian chỉnh sửa.
– Cải thiện năng lực bản thân mỗi ngày để nâng cao hiệu suất làm việc trong tương lai.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công việc
Rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công việc được liệt kê, trong đó có những yếu tố cơ bản dưới đây:
Thiếu ngủ
Thời gian ngủ mỗi đêm để đảm bảo sức khỏe được bác sĩ khuyến cáo là 8 tiếng. Nhưng trên thực tế, không phải nhân viên nào cũng thực hiện được điều đó. Đa phần các nhân viên văn phòng đều khá căng thẳng mệt mỏi và đi làm trong tình trạng lờ đờ vào sáng hôm sau. Đây chính là 1 trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Môi trường làm việc
Ở đây có thể hiểu là môi trường văn hóa của doanh nghiệp. Nếu nhân viên cứ phải sống và làm việc trong những môi trường cạnh tranh gay gắt, không lành mạnh giữa các nhân viên với nhau sẽ gây ra cảm giác mệt mỏi, suy sụp tinh thần và lẽ dĩ nhiên hiệu suất làm việc sẽ không cao.
Các bệnh mãn tính
Hàng giờ ngồi trước bàn làm việc thường dẫn đến các bệnh như đau lưng, đau đầu, đau cổ tay, bệnh về mắt….Những vấn đề này khiến nhân viên không thể tập trung cho công việc được. Vì vậy, nhà quản lý cần bố trí thời gian thích hợp để nhân viên có khoảng thời gian nghỉ ngơi giữa giờ làm.
Thiếu đảm bảo nghề nghiệp
Trong thời kì suy thoái kéo dài, những người vẫn giữ được việc sau các đợt sa thải thường xuyên phải sống trong nỗi lo đợt sa thải tiếp theo sẽ đến lượt mình. Vì vậy, mức độ tin tưởng và trung thành của họ đối với chủ doanh nghiệp tụt xuống và họ không thể tập lực hết mình vào công việc.
Làm việc theo ca liên tục
Bao gồm ca tối, ca luân phiên…dẫn đến những thay đổi trong quá trình trao đổi chất thúc đẩy các loại bệnh khác nhau làm giảm năng suất làm việc.
Thời gian làm quá dài
Những người nghiện làm việc, luôn đến sớm nhất và về muộn nhất đều có mức độ kiệt sức cao và không hạnh phúc. Việc này có thể khiến họ có thái độ không hay và gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả văn phòng.
Vị sếp “độc hại”
Ở nhiều doanh nghiệp, có những vị lãnh đạo chuyên quyền, gây ảnh hưởng “độc hại” cho nhân viên. Sự hiện diện của những người này khiến không khí trở nên căng thẳng và giảm nhuệ khí làm việc của nhân viên. Đây là nguyên nhân cơ bản gây ra tỉ lệ thay thế nhân công, giảm năng suất làm việc.
Loại bỏ hoàn toàn hoặc tìm cách hạn chế tối đa việc các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công việc sẽ giúp người lao động tăng hiệu suất làm việc. Chúng ta chỉ có thể thuyết phục lãnh đạo trả công cho mình cao hơn khi tạo ra được những kết quả tốt và thể hiện một cách xứng đáng.