Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, các mô hình thương mại điện tử đang được doanh nghiệp triển khai và có xu hướng phát triển ngày một mạnh mẽ.
Khái niệm mô hình kinh doanh thương mại điện tử và các vấn đề liên quan
Về cốt lõi, thương mại điện tử được hiểu đơn giản là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ qua internet. Tuy nhiên, thuật ngữ này lại được hiểu một cách chuyên sâu là dùng để mô tả tất cả những hoạt động của người bán trong suốt quá trình kinh doanh.
Đa phần mọi người đều nghĩ các mô hình thương mại điện tử dùng để bán hoặc mua một sản phẩm hữu hình trực tuyến. Nhưng trên thực tế, những hàng hóa phi vật chất như các loại dịch vụ; sản phẩm kỹ thuật số,…cũng được mua bán, trao đổi thông qua các mô hình này. Nó bắt đầu khi khách hàng tiềm năng tìm hiểu về sản phẩm, tiếp tục mua – sử dụng sản phẩm đó và mục đích cuối là khách hàng trung thành.
Các mô hình thương mại điện tử có đặc điểm như thế nào?
– Cho phép chúng ta có sự trao đổi hàng hóa/ dịch vụ/ sản phẩm/ thông tin/ tiền tệ qua mạng internet hoặc các thiết bị điện tử khác có kết nối mạng.
– Giúp cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các tổ chức doanh nghiệp hiện nay.
– Các hình thức thương mại điện tử áp dụng cho nhiều ngành nghề, dịch vụ khác nhau như đào tạo trực tuyến, du lịch, nhà hàng, khách sạn…
– Nâng cao khả năng kết nối và chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp, công ty với nhà cung cấp, phân phối hoặc khách hàng nhằm tăng hiệu quả bán hàng và lợi nhuận.
– Đây là mô hình khác kinh doanh điện tử hay kinh doanh online ở chỗ tập trung vào mua bán trao đổi hàng hóa dịch vụ thông qua các mạng và các phương tiện điện tử. Còn kinh doanh điện tử chú trọng đến sự phối hợp của doanh nghiệp với đối tác, khách hàng và các tổ chức hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp.
– Mô hình này luôn song hành cùng sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, giúp công nghệ thông tin phát triển, gợi mở ra nhiều lĩnh vực khác.
Các mô hình thương mại điện tử phổ biến
Có nhiều mô hình thương mại điện tử khác nhau nhưng có thể kể đến những mô hình cơ bản sau:
1. Mô hình B2B: Tập trung cung cấp các sản phẩm – dịch vụ giữa các doanh nghiệp với nhau thông qua website hoặc các kênh thương mại điện tử của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp áp dụng mô hình này chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, phần mềm, lưu trữ tài liệu…và là các nhà cung cấp dịch vụ.
2. Mô hình B2C: Business to Customer – doanh nghiệp bán hàng trực tiếp tới khách hàng cuối cùng. Đối tượng giao dịch cũng khác với mô hình B2B ở chỗ là hoạt động mua bán trao đổi diễn ra giữa một doanh nghiệp và các cá nhân trên website giao dịch. Nếu B2B là mô hình bán sỉ thì B2C thiên về bán lẻ truyền thống.
3. Mô hình C2C: Phát triển dựa trên sự gia tăng niềm tin của người tiêu dùng với các hình thức mua bán trực tuyến, website. Cho phép khách hàng giao dịch mua bán các mặt hàng nhằm đổi lấy một khoản hoa hồng nhỏ trả cho web.
4. Mô hình C2B: Tạo ra giá trị cho doanh nghiệp dưới nhiều hình thức như để lại phản hồi tích cực cho các web của doanh nghiệp, thu mua hàng hóa hoặc bán hàng secondhand từ những người dùng internet bình thường.
5. Mô hình B2G (hay còn gọi là B2A): Là hình thức trao đổi hàng hóa/ dịch vụ giữa một công ty tư nhân với một cơ quan công cộng dưới dạng hợp đồng kinh doanh để thực hiện nhiệm vụ được ủy quyền.
6. Mô hình C2G: Bao gồm nộp thuế trực tuyến và mua hàng hóa đấu giá online của các cơ quan nhà nước. Khi người sử dụng sản phẩm/ dịch vụ chuyển tiền cho cơ quan công cộng qua internet là người đó đang tham gia vào C2G.
Có rất nhiều các mô hình thương mại điện tử được áp dụng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, các mô hình doanh thu trong thương mại điện tử cũng rất đa dạng như mô hình doanh thu quảng cáo; đăng ký; phí giao dịch; liên kết…Việc mà doanh nghiệp cần làm là lựa chọn cho mình một mô hình phù hợp để gia tăng hiệu quả bán hàng và hiện thực hóa các mục tiêu về doanh số và lợi nhuận đã đề ra trước đó.
Website: http://www.ceo360.vn/