Việc định giá cho một sản phẩm vô cùng quan trọng. Nó quyết định đến số lượng sản phẩm bán ra hay doanh thu của doanh nghiệp. Chính vì thế bạn cần phải có những chiến lược giá cụ thể để tăng cao khả năng cạnh tranh. Hãy cùng tìm hiểu các chiến lược giá trong marketing qua bài viết dưới đây.
Chiến lược này có nghĩa là doanh nghiệp đưa ra mức giá cao hơn giá trị sản phẩm của các doanh nghiệp khác cùng ngành. Nó thường đạt được hiệu quả trong thời gian đầu của chu kỳ sản phẩm. Đây là chiến lược giá phù hợp với nhiều doanh nghiệp nhỏ muốn bán được mặt hàng độc nhất, những mặt hàng có giá trị ưu việt hơn những mặt hàng khác. Chiến lược này đánh vào tâm lý “tiền nào của nấy” của khách hàng. Khách hàng sẽ cảm thấy mình mua được mặt hàng xứng đáng với số tiền mà mình đã bỏ ra.
Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần phải làm việc hết mình để khách hàng nhận thức được giá trị sản phẩm của họ. Ngoài việc tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn bạn phải đảm bảo những nỗ lực marketing của mình, bao bì của sản phẩm, trang trí của cửa hàng hay dịch vụ khách hàng,… tất cả đều phải kết hợp để hỗ trợ cho mức giá premium.
Chiến lược Pricing for Market Penetration – định giá thâm nhập thị trường
Một trong những chiến lược giá marketing mà mình muốn đề cập đến đó chính là chiến lược định giá thâm nhập thị trường. Chiến lược này thường thu hút người mua bằng cách đưa ra mức giá sản phẩm rẻ hơn so với mặt bằng thị trường. Chiến lược này đặc biệt phù hợp khi tung ra những sản phẩm mới. Nó sẽ gây sự chú ý đến khách hàng đồng thời tạo sức ép đối với các đối thủ cạnh tranh.
Tuy nhiên khi áp dụng chiến lược này doanh nghiệp không nên đặt nặng vấn đề lợi nhuận ban đầu. Thường thì chiến lược này sẽ khiến các doanh nghiệp lỗ vốn trong khoảng thời gian đầu nhưng sẽ đem lại một lượng lớn khách hàng tiềm năng.
Sau khi đã có khoảng thời gian để lấy được thương hiệu cho sản phẩm của mình thì các doanh nghiệp nên tăng giá để phản ánh vị thế của mình trong thị trường đồng thời đem lại lợi nhuận cao hơn.
Có thể kể đến một thành công khi áp dụng chiến lược định giá xâm nhập thị trường như hãng dịch vụ gọi xe go-viet. Khi mới ra mắt, chi phí đi xe của hãng rất thấp. Thậm chí trong những ngày đầu tiên, khách hàng chỉ mất 1000 đồng để đi một quãng đường dưới 6km. Sau khi có được thế đứng trên thị trường hãng xe công nghệ mới tăng giá thành lên.
Chiến lược Economy Pricing – định giá tiết kiệm
Nhắc đến các chiến lược giá trong marketing thì không thể nào không nhắc đến chiến lược này. Chiến lược định giá tiết kiệm được sử dụng khá rộng rãi, từ các doanh nghiệp cung cấp thực phẩm đến các cửa hàng phân phối bán lẻ.
Chiến lược này chủ yếu nhắm đến những khách hàng “ham của rẻ”, họ thường quan tâm đến giá mà không xem xét quá kỹ lường mặt hàng. Để thực hiện chiến lược này, các doanh nghiệp cần cắt tối thiểu những chi phí liên quan đến marketing và sản xuất.
Bạn có thể thấy được thành công khi áp dụng chiến lược này ở công ty Walmart. Họ đã thay hàng loạt các bóng đèn huỳnh quang sang đèn led mà có thể tiết kiệm được 200 triệu USD mỗi năm. Hay như việc họ thu nhỏ kích thước hóa đơn bán hàng cũng cắt giảm được 7 triệu USD.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ cần phải đặc biệt chú ý khi áp dụng chiến lược này. Bạn có thể gặp không ít khó khăn bởi chiến lược này vì nguồn ngân sách của bạn còn hạn chế, giảm giá quá thấp là điều không thể.
Bài viết trên là các chiến lược giá trong marketing mà bạn cần biết. Hãy lưu ý lựa chọn cho mình chiến lược giá phù hợp để đem lại lợi nhuận nhiều nhất.