TIN TỨC

Biện pháp giảm chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng quyết định đến mức lợi nhuận và giá thành sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động và khó khăn, hầu như tất cả cách doanh nghiệp đều đang tìm cho mình những biện pháp giảm chi phí sản xuất hiệu quả để có thể mang lại lợi nhuận mà vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

>> 4 nguyên tắc cơ bản giúp chủ doanh nghiệp quản lý chi phí hiệu quả

>> 5 giải pháp giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí kinh doanh hiệu quả

Cắt giảm chi phí sản xuất là vấn đề nhiều doanh nghiệp chú trọng

Chi phí sản xuất là gì và có ảnh hưởng thế nào đến các hoạt động kinh doanh?

Chi phí sản xuất, hiểu theo một cách đơn giản nhất đó là số tiền doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất phải bỏ ra để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.

Trong quá trình làm ra sản phẩm, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ các yếu tố nguyên vật liệu, huy động các nguồn tài lực, vật lực, bỏ ra các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa. Các chi phí này phát sinh thường xuyên và gắn với quá trình sản xuất dưới hình thái tiền tệ.

Chi phí sản xuất ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động kinh doanh. Cụ thể:

• Tác động đến quá trình bán hàng: Chi phí sản xuất tăng sẽ dẫn đến giá thành sản phẩm cao vì phải đảm bảo thu lại đủ số vốn đã bỏ ra. Do đó, hàng hóa sẽ khó tiêu thụ trên thị trường.

• Không cạnh tranh được về giá so với đối thủ: Khi thị trường xuất hiện sản phẩm thay thế cùng chất lượng, nhưng giá thành lại thấp hơn, đương nhiên người mua sẽ chọn những mặt hàng có giá rẻ hơn thay vì những sản phẩm đắt tiền. Vì vậy, cần phải có biện pháp giảm chi phí sản xuất để có thể cạnh tranh về giá với đối thủ cùng ngành.

Chi phí sản xuất cao sẽ không cạnh tranh được về giá so với đối thủ

• Ảnh hưởng đến mức lợi nhuận: Lợi nhuận là hiệu số giữa giá thành sản phẩm và chi phí đầu vào. Chi phí đầu vào cao, doanh nghiệp lại không thể đẩy giá thành lên mức cho phép thì sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận mục tiêu ước tính của doanh nghiệp, thậm chí gây thâm hụt và thua lỗ về tài chính. Nếu không có các biện pháp giảm thiểu chi phí chất lượng, mức lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp cũng giảm đáng kể.

• Giảm thị phần của doanh nghiệp: Giá sản phẩm cao hoặc thấp đều ảnh hưởng đến thị phần của doanh nghiệp. Mức giá quá cao sẽ dẫn đến khó tiêu thụ và hàng tồn đọng nhiều. Giá thấp sẽ không đủ chi phí cho đợt sản xuất tiếp theo. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng không tốt đến thị phần của doanh nghiệp.

Chi phí sản xuất cao gây ra nhiều bất lợi cho các hoạt động kinh doanh. Vì vậy, cần xây dựng kế hoạch cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp để có thể tăng khả năng cạnh tranh, lượng tiêu thụ sản phẩm và nguồn lợi nhuận cho tổ chức.

Các biện pháp giảm chi phí sản xuất

Có rất nhiều giải pháp cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp được áp dụng. Dưới đây là một vài biện pháp cơ bản:

1. Giảm chi phí lao động:

Đây là khoản đáng kể trong chi phí chung của doanh nghiệp. Giảm chi phí lao động bằng cách cải thiện hiệu quả, tăng năng suất lao động. Đồng thời nghiên cứu các thao tác thực hành trong sản xuất để loại bỏ những công đoạn, quy trình không cần thiết. Chú trọng đào tạo những lao động có tay nghề cao sẽ tăng hiệu quả làm việc và mang lại giá trị kinh tế.

2. Giảm chi phí nguyên vật liệu đầu vào:

Chi phí nguyên vật liệu là yếu tố chi phối chi phí sản phẩm đầu ra. Vì vậy, hãy chọn những nhà cung ứng nguyên vật liệu với mức giá rẻ hoặc tìm cách tiết kiệm, sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu trong sản xuất. Xác định chính xác những vật liệu cần thiết và thu mua với số lượng lớn sẽ được mức giá tốt hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hoặc có thể thay thế nguyên liệu tương đương với mức giá giảm hơn.

Nguyên liệu đầu vào cần được tiết kiệm và sử dụng hiệu quả

3. Giảm chi phí trên cao:

Chi phí trên cao là những loại phí liên quan đến việc vận hành nhà máy như chi phí tiện ích, cung cấp, lưu trữ, giám sát, quản lý…Xây dựng danh mục các loại chi phí cần thiết cho các hoạt động này theo ngày, tháng năm để theo dõi và kiểm tra hiệu quả sử dụng.

4. Đầu tư vào máy móc công nghệ:

Mua sắm các loại thiết bị công nghệ hiện đại để phục vụ cho quá trình sản xuất cũng giúp nâng cao năng suất, giảm các chi phí liên quan đến nhân công, nguyên liệu. Tuy nhiên, cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đầu tư đảm bảo đầu tư đúng và thu về được lợi nhuận.

Các doanh nghiệp cần căn cứ vào các điều kiện của mình nhằm tìm ra các biện pháp giảm chi phí sản xuất cụ thể, hiệu quả. Tiết kiệm chi phí là việc thường xuyên, cần làm để đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp trong những thời điểm khó khăn và vượt qua các giai đoạn khủng hoảng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *