Doanh nghiệp muốn thành công, muốn đứng vững trên thị trường thì phải cạnh tranh. Cạnh tranh càng mạnh, chiến lược càng tốt thì mức độ thành công càng cao. Chiến lược của mỗi công ty, doanh nghiệp tự xây dựng cho mình sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, tất cả đều dựa trên những bí quyết xây dựng các chiến lược cạnh tranh trong Marketing. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về những bí quyết này để từ đó áp dụng vào việc xây dựng chiến lược cạnh tranh một cách hiệu quả.
Hiểu được đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là ai
Biết đối tượng khách hàng trọng tâm của mình là ai giúp doanh nghiệp định hướng cạnh tranh tốt hơn. Mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh đều nên xác định khách hàng mục tiêu mình hướng đến. Nhóm đối tượng này càng rõ ràng càng tốt.
Doanh nghiệp phải xác định được khách hàng của mình ở đâu, bao nhiêu tuổi. Họ có sở thích là gì, trình độ học vấn ra sao, làm công việc gì, mức thu nhập ra sao. Thói quen tiếp cận thông tin của khách hàng. Các loại hình dịch vụ, sản phẩm mà họ tìm kiếm. Những yếu tố tác động đến việc mua hàng của họ là gì. Từ đó doanh nghiệp mới đánh đúng, đánh trúng được.
Doanh nghiệp phải thiết lập được những đặc tính cơ bản của đối tượng khách hàng gốc sau đó mới tiếp tục phát triển ra các nhóm khách hàng tiềm năng khác. Từng bước từng bước nhỏ dẫn đến thành công. Bởi khách hàng mục tiêu chính là gốc rễ để cây khách hàng của doanh nghiệp phát triển.
“Biết người biết ta – Trăm trận trăm thắng”
Dù bạn có kinh doanh ở ngành nghề nào, là người đi tiên phong hay những người tiếp bước thì chắc chắn sẽ có đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp phải biết mình đang cạnh tranh với ai, điểm mạnh, yếu của họ là gì, phân tích được tác động, những bước đi của họ đối với thị trường chung. Càng hiểu đối thủ, cơ hội phần trăm chiến thắng càng cao.
Nhiều trường hợp không phải cứ đối thủ lâu năm, nhiều kinh nghiệm thì sẽ thắng, mà chính là nhờ sự hiểu biết về đối thủ của doanh nghiệp để lập ra được chiến lược hay mới là yếu tố chính. Khi hiểu đối thủ rồi doanh nghiệp cũng sẽ hiểu khách hàng của họ là ai, từ đó tiếp tục có những chiến lược tập trung vào đối đầu, tranh giành đối thủ.
Khi thực hiện việc tìm hiểu đối thủ các doanh nghiệp nên lưu ý đến những điều sau: xem đối thủ đang áp dụng chiến lược gì, có hiệu quả hay không, cách để phá bỏ chiến lược đó. Tận dụng cơ hội mà thị trường mang đến để đối phó với đối thủ. Có nhiều cách để tìm hiểu. Doanh nghiệp hãy đa dạng hóa những cách này để đối thủ khó đoán được ý định của mình như vậy mới có cơ hội thành công.
Chọn kênh truyền thông chủ lực
Thời đại của công nghệ số, thời đại 4.0 đã đến. Doanh nghiệp có hàng trăm kênh để có thể quảng bá sản phẩm, tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên, người thông minh chỉ nên chọn kênh truyền thông chủ lực để đánh vào chứ không nên giàn trải ra tất cả các kênh như vậy vừa lãng phí tiền, vừa không hiệu quả vì đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn chỉ có 1.
Ví dụ như quảng cáo trên tivi không còn thời kỳ đỉnh cao như trước nữa nhưng khách hàng nông thôn vẫn thường xuyên xem tivi. Nếu đối tượng khách hàng của bạn tập trung ở đó thì kênh chính phải là truyền hình. Đối với những người ở đô thị, người trí thức cao thì các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Zalo, Youtube là công cụ truyền thông cực kỳ hữu hiệu.
Đó là những bí quyết căn bản giúp bạn xây dựng các chiến lược cạnh tranh trong Marketing. Điều này ai cũng biết nhưng để thực hiện được không phải là điều đơn giản. Bạn không nên nóng vội mà hãy xác định kỹ, đi từng bước nhỏ để có được một chiến lược cạnh tranh phù hợp, dành cho riêng mình.