Phần mềm quản lý doanh nghiệp đã trải qua nhiều thay đổi trong những năm gần đây. Nhu cầu về phần mềm kế toán đã không còn chỉ đơn giản là để quản lý tài chính. Các doanh nghiệp lớn cần giải pháp tổng thể, tất cả tích hợp trên một phần mềm nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp tối đa trong công tác vận hành. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu về sự khác biệt giữa phần mềm ERP và phần mềm kế toán? Dưới đây là so sánh về sự khác biệt giữa phần mềm ERP và phần mềm kế toán mà doanh nghiệp cần biết.
I. Phần mềm kế toán là gì
Phần mềm kế toán về cơ bản cung cấp tất cả các chức năng cho kế toán. Điều này có thể bao gồm các lĩnh vực như Tài khoản phải thu, Tài khoản phải trả, Báo cáo tài chính và ghi chép bán hàng. Trong trường hợp doanh nghiệp nhỏ, phần mềm kế toán thường là hệ thống phần mềm đầu tiên được triển khai. Tuy nhiên, chức năng của nó hẹp và quản lý một lĩnh vực cụ thể của doanh nghiệp.
Xem thêm: TOP Phần Mềm Kế Toán Tốt Nhất Hiện Nay – Xếp hạng bởi MISA
>> Top 5 phần mềm kế toán ERP được ưa chuộng nhất Việt Nam năm 2021
>> Tổng hợp các câu hỏi đáp về phần mềm kế toán online
>> 10 Lợi ích khi sử dụng phần mềm kế toán online MISA AMIS
II. Phần mềm ERP là gì
Phần mềm ERP bao gồm chức năng tương tự như phần mềm kế toán, bổ sung thêm nhiều tính năng. Phần mềm ERP cùng với hệ sinh thái giúp hỗ trợ Theo dõi, Quản lý khách hàng, Quản lý Nhân viên, Tính lương, Quét mã vạch…
Rất nhiều doanh nghiệp bắt đầu với việc sử dụng Phần mềm kế toán. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp lớn lên, họ lại có nhu cầu sử dụng phần mềm ERP được tích hợp đầy đủ và toàn diện với những chức năng khác.
III. Sự khác biệt giữa Phần mềm ERP và Phần mềm kế toán
1. Phần mềm ERP có tất cả các tính năng trong một phần mềm
Phần mềm ERP có nhiều phân hệ từ bán hàng, công việc, quản lý tài sản, nhân sự… Tuy nhiên chức năng của phần mềm ERP là quản lý tài sản vô hình, nguồn nhân lực, nguồn tài chính, nguồn tài sản . Phần mềm cũng liên quan đến các yếu tố nhưng quan hệ khách hàng, quy trình quy định, kết nối giữa các nhân viên trong công ty…
2. Phần mềm kế toán là một tập hợp con của Phần mềm kế toán ERP.
Phần mềm kế toán là một tập hợp con của phần mềm kế toán ERP. Phần mềm giúp xử lý các giao dịch kế toán như tài khoản phải thu, phải trả và bảng lương. Các phân hệ thường sử dụng trong phần mềm là sổ cái, chi phí, đơn bán hàng, đơn đặt hàng, lập hóa đơn, bảng chấm công…. Phần mềm ERP vượt xa những gì mà phần mềm kế toán có thể cung cấp.
3. Phần mềm ERP xử lý toàn bộ các chức năng của một tổ chức
Sự khác biệt cơ bản và phần mềm kế toán là phần mềm kế toán xử lý các tài khoản doanh nghiệp cá nhân. Ngược lại, phần mềm ERP phục vụ cho tất cả các chức năng của doanh nghiệp và giúp cung cấp một nền tảng để tích hợp các chức năng linh doanh. Mặt khác, phần mềm kế toán không cung cấp các loại chức năng này. Nó tập trung nhiều hơn vào số liệu thống kê và số lượng tài nguyên, ngân sách, phòng ban và báo cáo.
4. Yêu cầu của khách hàng và tổ chức
Hệ thống ERP có thể phân tích xu hướng, quan sát được doanh thu và nhận ra vấn đề trong quản lý. Tất cả những điều này hỗ trợ tối đa nguồn lực như nguyên vật liệu, nhân lực, máy móc… thúc đẩy doanh thu của doanh nghiệp.
Hiện nay, nhà cung cấp phần mềm công ty Cổ phần MISA, nhà cung cấp phần mềm kế toán MISA SME.NET – với 170.000 doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn và phần mềm ERP là phần mềm Quản trị Doanh nghiệp MISA AMIS – với hơn 12.000 doanh nghiệp Việt Nam tin dùng.
Kết luận:
Phần mềm kế toán nếu không trong hệ thống phần mềm ERP sẽ là phần mềm kế toán độc lập. Phục vụ trực tiếp việc quản lý tài chính đầu ra, đầu vào của doanh nghiệp. Việc phần mềm kế toán trở thành tập con của phần mềm ERP, với tính liên kết dữ liệu đồng nhất toàn hệ thống ERP, phân hệ kế toán ERP sẽ có sự kế thừa dữ liệu chặt chẽ, chính xác và tức thời từ các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Giúp tối đa hóa năng suất làm việc của cán bộ nhân viên hay giúp nhà quản trị, ban lãnh đạo luôn có được những thông tin chính xác, kịp thời về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Xem thêm:
Quy trình đánh giá phần mềm kế toán doanh nghiệp
Lý do cần phải nâng cấp phần mềm kế toán ngay lúc này
Ưu điểm khi doanh nghiệp lựa chọn phần mềm kế toán