công ty về phần mềm kế toán
TÀI CHÍNH

Khái quát hệ thống kế toán Mỹ

Khái quát hệ thống kế toán Mỹ giúp các chủ doanh nghiệp và kế toán hiểu hơn về nguyên tắc xây dựng chuẩn mực kế toán Mỹ, đặc điểm kế toán Mỹ và một số nghiệp vụ thường sử dụng.

Tổng quan về chuẩn mực kế toán quốc tế và kế toán Việt Nam

I. Khái quát hệ thống kế toán Mỹ

Kế toán là quá trình đo lường và truyền đạt những thông tin về quá trình hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh doanh, những tổ chức phi lợi nhuận bằng đơn vị tiền tệ

Kế toán có các chức năng chính như:

  • Kế toán có trách nhiệm quan sát, nhận biết và đo lường các sự kiện và các quá trình kinh tế bằng thước đo giá trị
  • Các sự kiện và quá trình kinh doanh được thể hiện qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các nghiệp vụ này được ghi chép và sau đó phân loại theo các nhóm và tổng hợp theo từng đối tượng
  • Lập các báo cáo kế toán tài chính và báo cáo quản trị nhằm cung cấp các số liệu, thông tin hỗ trợ lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các quyết định điều hành, kinh doanh kịp thời và hiệu quả

2. Các phương thức kế toán Mỹ

Kế toán Mỹ chấp nhận 2 phương thức kế toán chính, bao gồm kế toán theo phương thức tiền mặt và kế toán theo thực tế phát sinh

2.1. Kế toán theo phương thức tiền mặt (Cash Accouting)

Theo phương thức tiền mặt doanh thu khi thực tế thu tiền và chi phí được ghi nhận khi thực tế chi tiền

Phương thức này được thực hiện theo tiền mặt giúp kế toán dễ hiểu và theo dõi, các thông tin về tiền mặt là xác thực và khả năng thanh toán của công ty cũng được thực hiện rõ

Tuy nhiên phương thức kế toán này cũng có nhược điểm là không thể hiện được mối liên kết giữa doanh thu và chi phí

2.2. Kế toán theo thực tế phát sinh (Accural Accounting)

Theo phương thức kế toán theo thực tế phát sinh, doanh thu và chi phí được ghi nhận phải đảm bảo các yêu cầu:

  • Doanh thu là khoản làm tăng vốn chủ sở hữu, là kết quả của quá trình tăng tài sản và giảm nợ phải trả và việc giao hàng hoặc thực hiện dịch vụ
  • Chi phí là khoản làm giảm vốn chủ sở hữu, kết quả của việc tăng nợ phải trả hoặc giảm tài sản và là kết quả của việc tạo ra doanh thu

hệ thống kế toán Mỹ

| Đọc thêm: Lịch sử sự phát triển của phần mềm kế toán thế giới và Việt Nam

3. Đặc điểm của kế toán Mỹ

3.1. Đối tượng kế toán và phương thức kế toán

Kế toán Mỹ phân chia các đối tượng thành 3 nhóm

  • Nợ phải trả: Nợ phải trả là khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn, khoản nợ này phát sinh trong quá trình doanh nghiệp mua chịu tài sản hoặc vay mượn từ ngân hàng để mua tài sản
  • Vốn chủ sỡ hữu: là phần hùn vốn trong đơn vị được sở hữu hoàn toàn bởi các nhà chủ sở hữu, nguồn vốn chủ sở hữu là phần chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả
  • Tài sản: bao gồm tất cả những thứ có giá trị mà doanh nghiệp đang sở hữu. Một số tài sản có hình thái vật chất cụ thể như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, hàng tồn kho, nhà cửa, phương tiện vận tải

Tài sản có giá trị có thể được sử dụng hoặc đổi để lấy các hàng hóa phục vụ cho mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp, một tổ chức có thể nắm giữ nhiều tài sản khác nhau

Các đối tượng kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và thể hiện bằng phương trình kế toán:

Tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả

3.2. Chu trình kế toán của kế toán Mỹ áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung

Chu trình kế toán Mỹ trải qua 8 bước cơ bản:

  • Tổng hợp và kiểm tra các chứng từ gốc của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
  • Ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung
  • Phản ánh vào sổ cái các tài khoản có liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
  • Lập bảng cân đối để kiểm tra tính cân đối kế toán của việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và giá trị phát sinh hay còn lại của các tài khoản kế toán
  • Lập bút toán điều chính
  • Ghi nhận bút toán điều chỉnh vào sổ kế toán
  • Lập bảng kế toán nháp
  • Lập các báo cáo kế toán

3.3. Hệ thống tài khoản kế toán Mỹ

Hệ thống tài khoản kế toán Mỹ bao gồm 5 loại tài khoản:

  • Tài khoản phản ánh tài sản
  • Tài khoản phản ánh nợ phải trả
  • Tài khoản phản ánh vốn chủ sỡ hữu
  • Tài khoản phản ánh doanh thu
  • Tài khoản phản ánh chi phí kế toán Mỹ không quy định chi tiết số hiệu tài khoản kế toán

Các doanh nghiệp sẽ tự chủ động xây dựng hệ thống tài khoản kế toán để sử dụng cho phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3.4. Hệ thống sổ kế toán

Kế toán Mỹ áp dụng hình thức nhật ký chung. Sổ kế toán sẽ bao gồm sổ nhật ký chung, sổ cái và các sổ kế toán chi tiết khác

  • Sổ Nhật ký chung

Sổ nhật ký chung phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian và được ghi chép hằng ngày

Phương pháp ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung như sau:

(1) Date: phản ánh ngày tháng năm của nghiệp vụ kinh tế phát sinh căn cứ vào chứng từ.

Năm và tháng của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng không cần lặp lại cho đến khi sang trang mới hoặc sang tháng mới

(2) Description: Dùng để ghi diễn giải bao gồm tên TK kê toán của đối tượng kế toán có liên quan trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tóm tắt nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tên TK ghi Nợ (Debit) được ghi trước, tên Tk ghi có được ghi sau. Sau đó ghi tóm tắt nghiệp vụ trước ghi phản ánh nghiệp vụ kinh tế kế tiếp.

(3) Post Reference: Cột này dùng để ghi tham chiếu, bằng cách ghi số hiệu TK kế toán.

Doanh nghiệp chờ đến khi nghiệp vụ kinh tế được phản ánh vào Sổ Cái tài khoản, sau đó ghi số hiệu TK tương ứng với tên TK ở cột diễn giải vào cột này.

(4) Debit: Dùng để ghi số tiền của TK ghi Nợ

(5) Credit: Dùng để ghi số tiền của TK ghi Có

  • Sổ cái

Sổ cái là sổ kế toán dùng để ghi chép theo từng tài khoản kế toán, mỗi tài khoản kế toán được mở một sổ cái để theo dõi tình hình hiện có cũng như sự biến động của đối tượng kế toán có liên quan. Sổ cái phản ánh vào định kỳ hoặc vào cuối kỳ kế toán, tùy thuộc vào khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinhCách ghi vào Sổ Cái như sau:

(1) Date: (tương tự như Sổ Nhật Ký Chung)

(2) Item: dùng để phản ánh các bút toán điều chỉnh, bút toán đảo và bút toán khóa sổ

(3) Post Reference: Ghi số trang sổ nhật ký chung mà nghiệp vụ kinh tế được phản ánh

(4) Debit: Ghi sô tiền phát sinh nợ

(5) Credit: Ghi số tiền phát sinh có

(6) Balance – Debit: Phản ánh số dư của TK sau mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh (nếu dư Bên Nợ)

(7) Balance – Credit: Phản ánh số dư của TK sau mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh (nếu dư Bên Có)

3.5 Tổ chức công tác kế toán tài chính

Thực chất của việc tổ chức công tác kế toán tài chính trong các doanh nghiệp là việc tổ chức thực hiện ghi chép, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế – tổ chức phát sinh theo những nội dung công tác kế toán bằng phương pháp khoa học của kế toán, phù hợp với chính sách chế độ quản lý kinh tế quy định, phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của doanh nghiệp để phát huy chức năng, vai trò quan trọng của kế toán trong quản lý vĩ mô và vi mô nền kinh tế.

Những nội dung cơ bản của việc tổ chức công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp bao gồm:

  • Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
  • Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp;
  • Tổ chức hệ thống sổ kế toán
  • Tổ chức bộ máy kế toán
  • Tổ chức kiểm tra kế toán;
  • Tổ chức lập và phân tích báo cáo kế toán;
  • Tổ chức trang bị, ứng dụng các phương tiện kỹ thuật xử lý thông tin.

Để phát huy chức năng và vai trò quan trọng trong công tác quản lý hoạt động SXKD của các doanh nghiệp, đòi hỏi phải tổ chức công tác kế toán tài chính khoa học, hợp lý nhằm cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ và trung thực, đáp ứng yêu cầu của cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *