Mỗi một doanh nghiệp đều có thể mở thêm một hoặc nhiều chi nhánh. Nhằm quản lý và đảm bảo mọi yếu tố trong suốt quá trình hoạt động, mỗi một chi nhánh đều phải có người đứng đầu. Người đứng đầu chi nhánh có phải là giám đốc chi nhánh không? Chức năng nhiệm vụ của Giám đốc chi nhánh là gì? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu sâu hơn trong bài viết hôm nay nhé!
Chức năng nhiệm vụ của Giám đốc chi nhánh trong công tác quản lý
Quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu chi nhánh chính là gương mặt đại diện về phương diện luật pháp khi đã nhận được thẩm quyền bổ nhiệm giám đốc chi nhánh. Họ sẽ có trách nhiệm điều hành, quản lý và quyết định mọi hoạt động lẫn công việc kinh doanh sao cho phù hợp với điều lệ, quy định nội bộ mà công ty đã đưa ra.
Bên cạnh vấn đề quản lý nhân sự, chức năng nhiệm vụ của Giám đốc chi nhánh còn là quản lý, sử dụng tài sản công ty để có thể phát triển thêm nguồn vốn. Từ nguồn nhân lực và vật lực sẵn có trong quyền hạn quản lý, họ sẽ phải đưa ra những chính sách cụ thể nhằm tận dụng được mọi nguồn lực tối ưu nhất.
Trọng trách trong công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực
Tại bất cứ doanh nghiệp nào, công tác tuyển dụng, đào tạo nhân lực luôn luôn là điều kiện bắt buộc và thường xuyên được diễn ra. Chức năng nhiệm vụ của Giám đốc chi nhánh cũng đảm đương cả vấn đề này.
Tuy nhiên, họ không cần phải trực tiếp đứng ra tuyển dụng. Thay vào đó, trách nhiệm của người đứng đầu chi nhánh là điều hành và chỉ đạo công tác. Động thái đó sẽ đảm bảo được chất lượng đầu vào và trách nhiệm của chi nhánh công ty đồng thời phục vụ cho cả sự phát triển chung của công ty.
Đối với những vị trí tuyển dụng quan trọng, đôi khi, giám đốc chi nhánh cũng sẽ trực tiếp tham gia vào một công đoạn nhỏ trong quá trình phỏng vấn. Chính họ sẽ là người khai thác được những chuyên môn mà công việc đang cần và yêu cầu triệt để nhất.
Đối với nhiệm vụ chuyên môn
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc điều hành vốn không chỉ gói gọn trong công tác quản lý nguồn lực vốn có, tìm ra những cách hiệu quả nhất để tận dụng nguồn nhân lực để phục vụ cho nhu cầu phát triển của cả chi nhánh và công ty mà còn phải đảm đương tốt cả công tác chuyên môn riêng của mình. Trong đó, năng lực làm kinh tế giỏi gần như là điều kiện tiên quyết hàng đầu đối với mọi người đứng đầu chi nhánh của công ty.
Để mô tả công việc Quản lý chi nhánh, chúng ta cần phải biết rằng họ phải được đào tạo tốt về những chuyên môn. Ngoài ra, họ còn phải sở hữu cả khả năng xây dựng kế hoạch kinh doanh cũng như cách quản lý và điều hành công tác thực hiện kế hoạch đó một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, người đứng đầu chi nhánh công ty còn phải đóng góp được cả ý tưởng nhằm có thể hoàn chỉnh chính sách kinh doanh và áp dụng chung cho toàn thể công ty.
Hơn thế nữa, họ còn phải chú trọng đến nhiều mảng chiến lược khác trong hoạt động kinh doanh. Đơn cử như: xây dựng chiến lược tiếp thị dựa trên quá trình đã được nghiên cứu và tìm hiểu thật rõ ràng từ trước, phân chia nhân viên thực hiện những chiến lược quảng cáo, các chương trình khuyến mãi cũng như quản lý công việc bán hàng để có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn, quản lý công nợ theo từng nhóm khách hàng riêng, xây dựng cách phân phối hàng hóa, sản phẩm,…nhằm gia tăng thêm tính đa dạng và phong phú cho chi nhánh công ty của mình,…
Giám đốc chi nhánh luôn luôn nắm giữ tầm quan trọng không hề nhỏ. Đứng ở vị trí này, họ sẽ nhanh chóng trở thành người chuyên nghiệp hơn, có tác phong lãnh đạo hơn. Dĩ nhiên, đi kèm với chức danh có tầm quan trọng như thế, mỗi một người giám đốc chi nhánh công ty trong hiện tại và cả tương lai đều hết sức cần đến sự cố gắng và những nỗ lực không hề nhỏ.