CHIẾN LƯỢC TIN TỨC

Thủ tục mở công ty và những bổ sung mới nhất

Gần đây, không ít thông tư, nghị định mới về giấy phép, quy trình và thủ tục mở công ty đã có nhiều chỉnh sửa, thay đổi. Nếu bạn vẫn chưa nắm rõ về những vấn đề này, hãy tham khảo bài viết hôm nay của chúng tôi!

Hướng dẫn thủ tục mở công ty

Thủ tục mở công ty chuẩn 2020 bao gồm những bước sau đây:

Bước 1: chuẩn bị các thông tin thành lập hồ sơ thành lập công ty

  • Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
  • Chuẩn bị bản sao công chứng giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu.
  • Lựa chọn tên công ty và địa chỉ trụ sở chính.
  • Lựa chọn vốn điều lệ thành lập công ty
  • Lựa chọn chức danh người đại diện công ty
  • Lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Bước 2: tiến hành thành lập công ty

  • Soạn thảo hồ sơ công ty
  • Nộp hồ sơ công ty tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh
  • Trong trường hợp ủy quyền đi nộp thì phải có giấy ủy quyền
  • Để tiết kiệm thời gian, có thể đăng ký tại website của sở kế hoạch đầu tư: http://dangkyquamang.dkkd.gov.vn
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ

Bước 3: thủ tục làm con dấu pháp nhân
Bước 4: thủ tục thành lập sau công ty

Nắm kỹ các thông tin về việc chuẩn bị hồ sơ mở công ty sẽ giúp bạn làm việc một cách thuận lợi và nhanh chóng hơn

Những lưu ý cần biết khi thực hiện thủ tục mở công ty

Tên công ty

Tên công ty sẽ được xác định bằng loại hình doanh nghiệp + tên riêng. Các loại hình doanh nghiệp chính hiện nay bao gồm có: công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.

Trước khi tiến hành làm thủ tục mở công ty, chúng ta cần tra cứu khả năng đăng ký tên doanh nghiệp không gây nhầm lẫn hoặc bị trùng lặp với các đơn vị đã từng đăng ký trước đó. Ngoài ra, tên công ty cũng cần nên tránh những cái tên nổi tiếng. Bởi lẽ, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ bị yêu cầu đổi tên do bị trùng lặp với các nhãn hiệu đã từng được đăng ký bảo hộ độc quyền tại Việt Nam.

Ngoài ra, lựa chọn tên của công ty cũng cần hạn chế đến các chi tiết, các yếu tố dễ gây nhầm lẫn cũng có thể khiến công ty của bạn bị từ chối khi đi “khai sinh” tên cho đơn vị mình. Với những doanh nghiệp cùng loại đã được đăng ký tên trước đó, doanh nghiệp đăng ký sau cần được phân biệt bằng việc thêm vào sau tên dự định đăng ký một vài ký tự là số tự nhiên, hay chữ cái.

Cần tra cứu khả năng đăng ký tên doanh nghiệp không gây nhầm lẫn hoặc bị trùng lặp với các đơn vị đã từng đăng ký trước đó

Địa chỉ trụ sở

Không đăng ký tại địa chỉ chung cư hoặc nhà tập thể. Tuy nhiên, nếu đó là địa chỉ của một tòa nhà thì cần xác định lại chức năng thương mại của địa chỉ đó.

Mức vốn điều lệ

Trên thực tế, trừ những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định như bất động sản, pháp luật không hề quy định mức vốn tối thiểu hoặc tối đa khi đăng ký thủ tục mở công ty. Việc đăng ký mức vốn điều lệ tùy thuộc vào các yếu tố như: nhu cầu kinh doanh, khả năng góp vốn của mỗi thành viên,…

Tuy nhiên, chúng ta cần phải lưu ý, vốn điều lệ chính là giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp. Con số này do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp cần được hoàn thành trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp không thể góp đủ số vốn điều lệ, công ty cần đăng ký điều chỉnh lại bằng với giá trị số vốn trên thực tế đã góp được trong vòng 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.
Ngoài ra, việc tăng vốn điều lệ cũng được thực hiện khá dễ dàng. Bất kỳ lúc nào doanh nghiệp cũng có thể bổ sung thêm nguồn vốn. Tuy nhiên, vấn đề giảm mức vốn điều lệ lại phải đạt một số điều kiện như: liên tục hoạt động trong hai năm mới được giảm vốn theo hình thức hoàn trả vốn góp. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần nắm rõ những lưu ý này để cân nhắc kỹ trước khi đăng ký.

Ngành nghề kinh doanh: vấn đề đăng ký mã ngành nghề được thực hiện theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành kinh tế.

Các thủ tục hành chính để thành lập công ty ngày nay đã được đơn giản hóa rất nhiều, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí ban đầu

Hiện nay, các thủ tục hành chính liên quan đến vấn đề thành lập công ty đã được đơn giản hóa đi rất nhiều. Tuy nhiên, khá nhiều nhà đầu tư vẫn còn khá bỡ ngỡ và bị hạn chế về những thủ tục pháp lý, ví dụ như: thủ tục thành lập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 2014, điều kiện thành lập công ty hay cách thành lập công ty nhỏ,…Hãy liên hệ ngay với chúng tôi! Chúng tôi sẽ sát cánh bên bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *