BÁN HÀNG TIN TỨC

Nên dùng phần mềm bán hàng nào?

Phần mềm quản lý bán hàng mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như quản lý hoạt động bán hàng, giảm các chi phí, thúc đẩy hoạt động kinh doanh… Vấn đề đặt ra là nên dùng phần mềm bán hàng nào giữa rất nhiều các phần mềm khác nhau trên thị trường? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Ứng dụng phần mềm trong bán hàng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Những lợi ích của việc sử dụng phần mềm bán hàng?

• Tiết kiệm thời gian và chi phí:

Ứng dụng công nghệ, phần mềm vào hoạt động bán hàng sẽ góp phần rút ngắn thời gian và đỡ “cồng kềnh” hơn so với việc quản lý trên giấy tờ sổ sách. Thêm vào đó, phần mềm bán hàng còn giúp tiết kiệm được các loại chi phí như thuê nhân viên, tránh thất thu, mất hàng hóa vì việc giám sát xuất nhập hàng không đến nơi đến chốn. Tất cả các số liệu đều được lưu ở phần mềm nên nhà quản lý có thể theo dõi kiểm tra hàng hóa vào bất cứ thời gian nào. Đây là những ưu điểm chính của việc sử dụng các phần mềm bán hàng.

• Linh hoạt và phù hợp với nhiều ngành hàng:

Với từng loại hình kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ khác nhau, phần mềm bán hàng sẽ được thay đổi một cách linh hoạt các tính năng để phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực kinh doanh. Chỉ cần xác định tình hình thực tế và nhu cầu của doanh nghiệp, nhà quản trị có thể thể xác định được doanh nghiệp của mình nên dùng phần mềm bán hàng nào.

• Phối hợp linh hoạt giữa các bộ phận, phòng ban:

Phần mềm này còn có lợi ích trong việc điều phối và hỗ trợ các hoạt động của các bộ phận khác để tăng tính hiệu quả của hoạt động. Hệ thống sẽ có một chế độ quản lý tập trung quy định các quy trình kinh doanh, giảm chi phí sản xuất và kiểm soát hàng tồn kho.

• Xử lý khối lượng dữ liệu lớn:

Với những doanh nghiệp nhỏ, việc quản lý sổ sách có thể đơn giản hơn. Nhưng những doanh nghiệp có quy mô lớn với lượng khách hàng; sản phẩm; mã hàng lên đến hàng trăm hoặc hàng nghìn thì việc quản lý các dữ liệu sẽ là bài toán không hề đơn giản. Đây chính là lúc doanh nghiệp nên áp dụng các phần mềm quản lý bán hàng. Những dữ liệu cần thiết sẽ được thông báo và kiểm soát một cách dễ dàng, tiện lợi và đơn giản chỉ nhờ một vài cú click chuột.

• Quản lý và chăm sóc khách hàng:

Data khách hàng trung thành cực kỳ quan trọng trong kinh doanh. Phần mềm sẽ giúp bạn lưu trữ và quản lý kho tài sản quý giá này. Các thông tin cơ bản về khách hàng như email, số điện thoại, ngày sinh, nhu cầu, sở thích mua hàng… đều có vị trí đặc biệt trong việc xây dựng chiến lược chăm sóc và bán hàng lâu dài của doanh nghiệp.

Tham khảo thêm: Phần mềm quản lý đơn hàng miễn phí là gì? Top phần mềm quản lý đơn hàng hiệu quả

Quản lý và chăm sóc khách hàng là một lợi ích cơ bản của phần mềm bán hàng

Nên sử dụng phần mềm bán hàng nào?

Mỗi phần mềm quản lý bán hàng đều có những ưu và nhược điểm riêng. Dưới đây là các phần mềm phổ biến.

1. Phần mềm bán hàng CRM AMIS

Là một trong những phần mềm bán hàng toàn diện dành cho các doanh nghiệp. Với khả năng tiếp thị đa kênh CRM AMIS giúp kết nối khách hàng ở khắp mọi nơi. Đồng thời, giúp tăng năng suất làm việc của nhân viên kinh doanh nhờ việc tự động hóa bán hàng, phân tích các báo cáo chuyên sâu. Với dịch vụ chăm sóc khách hàng sau mua và khả năng liên kết với các ứng dụng kinh doanh khác, AMIS CRM xứng đáng lọt top các phần mềm bán hàng tốt dành cho doanh nghiệp.

2. Phần mềm KiotViet

Đây là phần mềm được đánh giá tốt trên thị trường và khá phổ biến vì có giao diện khá dễ nhìn và thao tác sử dụng đơn giản. Có nhiều phần mềm KiotViet khác nhau được thiết kế riêng biệt để phù hợp với từng ngành hàng.
Các tính năng chính phần mềm này sở hữu:
– Linh hoạt các chương trình khuyến mãi.
– Giám sát lượng hàng tồn kho.
– Phân nhóm thông tin và quản lý khách hàng/ hàng hóa không giới hạn.
– Kết nối với điện thoại thông minh và quản lý từ xa.
– Duy trì bán hàng khi xảy ra sự cố.
– Tích hợp với các thiết bị phần cứng và ứng dụng công nghệ đám mây.

3. Phần mềm quản lý bán hàng Sapo

Được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại vì có nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh. Đây vừa là ưu và cũng là nhược điểm của phần mềm này:
• Ưu điểm: Website, Facebook, STMDT…đều được Sapo quản lý nên rất thuận tiện và dễ dàng trong việc support cũng như quản lý công việc.
– Tích hợp vận chuyển nên dễ dàng theo dõi đơn hàng
– Tích hợp sẵn phần mềm quản lý fanpage nên giúp quản lý được các comment, inbox và đơn hàng.
– Thanh toán và tạo đơn nhanh vì được kết nối với các thiết bị như máy in đơn, máy in mã vạch, smartphone…
– Quản lý tốt các mặt hàng và số lượng xuất/ nhập/ tồn theo ngày.
– Bán hàng ngay cả khi không có kết nối mạng.
• Nhược điểm: Khi muốn đổi phần mềm quản lý khác hoặc ngừng dịch vụ thì sẽ rất phức tạp và mất thời gian vì tất cả các hoạt động đều quá phụ thuộc vào một nền tảng.

3. Phần mềm bán hàng Suno

Là phần mềm đơn giản và hiệu quả. Ngay cả những người không am hiểu về máy tính vẫn có thể sử dụng được mà chỉ cần một thời gian ngắn. Những tính năng nổi bật có thể kể đến của Suno như:
– Tạo đơn hàng online.
– Kết nối với các thiết bị điện thoại thông minh và thiết bị bán hàng.
– Tạo ra website bán hàng chuyên nghiệp và bán hàng ngay cả lúc mất internet.
– Quản lý dòng tiền và theo dõi báo cáo trên web một cách dễ dàng.

Để trả lời cho câu hỏi nên dùng phần mềm bán hàng nào cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, nhu cầu của doanh nghiệp là yếu tố chính quyết định vấn đề này. Chủ doanh nghiệp cần nắm rõ được tình hình hoạt động chung để có thể xác định được phần mềm nào có những tính năng cần thiết cho doanh nghiệp của mình. Từ đó, có thể ứng dụng tốt các phần mềm quản lý bán hàng nhằm gia tăng hiệu quả quản lý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *