Kiểm soát chi phí doanh nghiệp ở thời nào cũng rất quan trọng, nhất là trong thời đại ngày nay khi tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, thành công sẽ thuộc về doanh nghiệp được kiểm soát chi phí chặt chẽ. “Sai một ly đi một dặm”, các chi phí trong doanh nghiệp mang ý nghĩa quyết định cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nếu không có sự kiểm soát gắt gao sẽ dễ gây thất thoát và đẩy doanh nghiệp đến bên bờ vực phá sản.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển vững mạnh thì bên cạnh môi trường kinh doanh thông thoáng, doanh nghiệp cần chú trọng đến việc cắt giảm các loại chi phí đầu vào và chi phí hoạt động. 6 nguyên tắc cơ bản của việc cắt giảm chi phí dưới đây sẽ giúp các công ty/ doanh nghiệp giải quyết các vấn đề về chi phí đã đề cập đến ở trên.
>> Các doanh nghiệp nên quản lý thu chi thế nào cho hiệu quả?
>> 4 nguyên tắc cơ bản giúp chủ doanh nghiệp quản lý chi phí hiệu quả
Các loại chi phí thường gặp trong doanh nghiệp
Có nhiều cách phân loại chi phí khác nhau trong hoạt động của một doanh nghiệp, nhưng nhìn chung vẫn có các chi phí chính như sau:
– Giá vốn bán hàng: Thường xuất hiện trong các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng dịch vụ. Giá vốn bao gồm các chi phí sản xuất (nguyên vật liệu; nhân công phục vụ cho sản xuất và các hoạt động sản xuất nói chung) liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ. Đối với doanh nghiệp thương mại, đây là giá mua các sản phẩm/dịch vụ để phân phối lại trên thị trường.
– Chi phí bán hàng: Là các loại chi phí phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm như chi phí quảng cáo, vận chuyển; chiết khấu; thưởng; hoa hồng…Vì các doanh nghiệp kinh doanh luôn phải tìm kiếm; mở mới và thu hút khách hàng nên chi phí này phát sinh dưới nhiều hình thức khác nhau. Giữa các ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp khác nhau thì mức chi phí phải bỏ ra cũng khác nhau.
– Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm các chi phí liên quan đến hoạt động vận hành tổ chức như tiền lương nhân viên; thuê văn phòng; điện – nước- điện thoại…Đây là những khoản chi cố định hàng tháng và và gần như không thay đổi theo doanh thu. Việc so sánh tốc độ tăng chi phí quản lý và tốc độ tăng doanh thu sẽ giúp chủ doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả quản trị.
– Chi phí tài chính: Là những khoản chi liên quan tới việc kinh doanh chứng khoán, góp vốn, lãi vay…Trong đó, chi phí lãi vay thường được báo cáo thành một khoản mục riêng vì hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng vốn vay. Khoản chi này cần được đánh giá về hiệu quả sử dụng và khả năng sinh ra lợi nhuận.
6 nguyên tắc cơ bản của việc cắt giảm chi phí
Cắt giảm chi phí là một trong những bài toán khó khiến các chủ doanh nghiệp đau đầu. Cân nhắc việc thực hiện 6 nguyên tắc cơ bản của việc cắt giảm chi phí dưới đây sẽ giúp giải quyết vấn đề trên mà không làm ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh.
Cắt giảm chi phí nhân công trong giai đoạn khó khăn
Có nhiều cách cắt giảm chi phí nhân công như trả lương gấp đôi thay vì trả lương ngoài giờ, sắp xếp bố trí công việc hợp lý tránh làm thêm giờ, khuyến khích nhân viên giảm bớt ngày nghỉ để tránh việc phải bố trí nhân viên khác làm thay…Những cách trên đều giúp doanh nghiệp giảm phần lớn các chi phí làm thêm của người lao động.
Tăng chi phí ban đầu cho việc đảm bảo an toàn lao động
Tai nạn lao động sẽ gây ra những tổn thất trực tiếp và gián tiếp cho doanh nghiệp như phí thuốc thang, bảo hiểm, năng suất lao động, thay ca, phạt vi phạm lao động….Vì vậy, hãy đầu tư vào việc tăng chi phí đảm bảo an toàn lao động ban đầu để cắt giảm những chi phí sẽ phát sinh về sau.
Duy trì các khách hàng cũ
Phần lớn lợi nhuận thu được xuất phát từ những khách hàng cũ trung thành. Còn việc mở mới khách hàng sẽ gây ra tốn kém về mặt chi phí mà lợi nhuận thu về lại thấp. Vì vậy, hãy tập trung vào việc duy trì khách hàng cũ vì sẽ không tốn quá nhiều phí để quảng cáo mà vẫn kinh doanh hiệu quả. Thêm vào đó, hãy tập trung phát triển hệ thống khách hàng mới từ những mối quan hệ cũ.
Hạn chế những thiệt hại về tài sản hoặc thiết bị hỏng hóc
Những thiệt hại về tài sản, thiết bị hỏng hóc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí kinh doanh. Thứ nhất, khiến năng suất giảm trong quá trình sửa chữa thiết bị. Thứ hại gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp khi phải đầu tư tiền và công sức để sửa chữa. Do đó, kiểm tra thường xuyên và bảo dưỡng các loại máy móc công nghệ là cách hiệu quả để cắt giảm chi phí không cần thiết.
Tìm kiếm nhà cung cấp tốt nhất
Hãy chắc chắn rằng doanh nghiệp của mình đang nhận được những ưu đãi tốt nhất từ nhà cung ứng. Thường xuyên tìm kiếm và xác định những nhà cung cấp với giá cả hợp lý hơn và có chiết khấu cạnh tranh. Điều này cũng giúp doanh nghiệp giảm nguồn chi khá đáng kể.
Theo dõi hiệu quả nguồn ngân sách
Đây là một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp. Luôn theo dõi ngân sách của công ty theo tuần/ tháng/ quý/ năm để nắm được tình hình tài chính chung. Trong trường hợp quá hạn mức, cần thiết lập các giải pháp để giới hạn ngân sách, cắt giảm chi phí, tránh tình trạng chi nhiều hơn thu, gây mất cân đối về nguồn tài chính sẽ gây ra những hậu quả nặng nề.
6 nguyên tắc cơ bản của việc cắt giảm chi phí trên đây là những cách thức tiết kiệm hiệu quả cho các hoạt động của doanh nghiệp. Không những thế, đây cũng là những nguyên tắc chính yếu giúp doanh nghiệp có thể vượt qua thời điểm khó khăn, dồn mọi nguồn lực cho các giai đoạn phát triển cần thiết.