Muốn doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững, chủ doanh nghiệp cần có phương pháp quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Nhất là trong thời đại công nghệ với sự biến động của thị trường thì đây là yếu tố tiên quyết để nhà quản trị có thể dẫn dắt con thuyền của mình vượt qua sóng gió và đi đến bến bờ thành công.
Một số phương pháp quản trị doanh nghiệp hiệu quả
Hoạch định chiến lược khoa học, chi tiết
Là công việc đầu tiên và quan trọng với bất kì nhà quản trị doanh nghiệp lớn hoặc nhỏ nào. Chỉ khi hoạch định chiến lược, nhà quản trị mới xác định và lựa chọn được mục tiêu và vạch ra các hành động cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu đó. Trong quá trình hoạch định, chủ doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi như làm gì?/ làm thế nào?/ thời gian bao lâu?/ chi phí để thực hiện?….nhằm xác định hướng đi đúng đắn, khách quan có lợi cho doanh nghiệp, đồng thời loại trừ các nguy cơ. Bản kế hoạch chiến lược sẽ là kim chỉ nam để doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đưa ra.
Phân chia công việc hợp lý cho các phòng ban và bộ phận
Chiến lược của doanh nghiệp sẽ được thực hiện một cách hiệu quả khi nhà quản trị biết cách phân công, sắp xếp công việc cho các nhân viên, bộ phận. Người quản trị cần nắm rõ trình độ kỹ năng, năng lực làm việc của nhân viên và giao khối lượng công việc phù hợp.
Phân tầng hệ thống nhân viên trong doanh nghiệp
Dù giỏi đến đâu thì chủ doanh nghiệp cũng không thể một mình làm được tất cả mọi việc. Vì vậy, hãy phân chia công việc và trao quyền hành cho những nhân viên có năng lực khác để tiến hành công việc hiệu quả hơn. Đặc biệt, với những doanh nghiệp lớn thì việc phân tầng hệ thống nhân viên là việc làm quan trọng và cần thiết để việc thực hiện công tác quản lý được khoa học và toàn diện.
4. Kiểm soát các dữ liệu cơ bản của doanh nghiệp:
Các dữ liệu này bao gồm:
– Kiểm soát tốt dòng tiền ra – vào; nguồn thu – chi trong doanh nghiệp.
– Kiểm soát lượng hàng hóa bán ra hoặc hàng tồn kho.
– Giám sát chặt chẽ các khoản nợ phải thu.
– Đánh giá năng suất làm việc của các bộ phận/ phòng ban hoặc của từng nhân viên. Từ đó, đưa ra giải pháp phù hợp để tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Phương pháp quản trị doanh nghiệp bằng việc ứng dụng giải pháp phần mềm ERP
Hệ thống ERP (Enterprise resource planning systems) được hiểu là một loại giải pháp phần mềm quản lý đa chức năng, đa phòng ban giúp cho doanh nghiệp kinh doanh/ tổ chức có thể thu thập, lưu trữ, quản lý và phân tích các dữ liệu từ hoạt động kinh doanh của mình từ việc lên kế hoạch về sản xuất sản phẩm, chi phí, tiếp thị đến cung cấp dịch vụ, giao hàng, thanh toán…
Việc ứng dụng công cụ phần mềm ERP là phương pháp quản trị doanh nghiệp hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích:
• Kiểm soát được thông tin khách hàng: Các dữ liệu của ERP đều tập trung ở một nơi và mọi nhân viên của công ty đều có thể truy cập và xem thông tin khách hàng. Điều này giúp các bộ phận (đặc biệt là chăm sóc khách hàng) có thể cập nhật thường xuyên các thông tin để kịp thời đưa ra các biện pháp chăm sóc khách hàng nhằm gia tăng tỉ lệ bán.
• Thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất và cung cấp hàng hóa dịch vụ: ERP được coi là công cụ tự động hóa một phần hoặc tất cả các quy trình sản xuất như quản lý đầu ra đầu vào, đóng gói, phân phối…Vì chỉ sử dụng một hệ thống máy tính duy nhất nên công ty có thể tiết kiệm thời gian, chi phí tăng năng suất mà vẫn cắt giảm lượng nhân sự không thật sự cần thiết. Người quản lý có thể dễ dàng nắm được các thông số trong một giao diện hợp nhất mà không phải mất công sức di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác.
• Kiểm soát các thông tin tài chính: Các thông tin tài chính sẽ được ERP tổng hợp lại một nơi và chỉ có một phiên bản. ERP cũng giúp tạo ra các bản báo cáo tài chính. Nhờ đó, nhà quản trị nắm được tình hình tài chính chung của doanh nghiệp để có những điều chỉnh hợp lý và hạn chế tối đa hiện tượng tiêu cực.
• Chuẩn hóa hoạt động nhân sự: Giờ giấc làm việc, ra về, khối lượng công việc của từng nhân viên sẽ được ERP kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tính công bằng cho các chính sách mà doanh nghiệp đưa ra. Kể cả khi nhân viên đó đảm đương nhiều công việc ở các bộ phận hoặc khu vực khác nhau thì ERP vẫn phát huy được tác dụng của mình trong việc theo dõi, chấm công cho nhân viên.
Ngoài những lợi ích trên thì hệ thống phần mềm ERP còn giúp doanh nghiệp kiểm tra, quản lý chất lượng dự án, kiểm soát lượng hàng tồn kho, xã hội hóa giao tiếp và liên lạc trong doanh nghiệp…Vì vậy, nhà quản trị cần xem xét việc ứng dụng ERP vào trong hoạt động vận hành để tối ưu hóa các phương pháp quản trị doanh nghiệp của mình.