Trong giai đoạn cuối năm 2019 – đầu năm 2020, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Nhiều doanh nghiệp Việt đã hoặc đang đứng trước nguy cơ phá sản vì không xác định được hướng đi cho mình. Lúc này, việc xây dựng chiến lược kinh doanh thời khủng hoảng để vượt qua khó khăn lại trở thành yếu tố quan trọng, quyết định đến sự thành bại của mỗi doanh nghiệp.
Biến “nguy” thành “cơ” trong chiến lược kinh doanh thời khủng hoảng
Tại thời điểm khó khăn, hầu hết các doanh nghiệp đều muốn giảm tải các loại chi phí và nhắm vào mục đích duy trì các hoạt động vừa đủ để đợi khủng hoảng đi qua. Có nhiều doanh nghiệp chọn cho mình phương án thu hẹp hoạt động bán hàng hoặc thậm chí là tạm ngừng kinh doanh. Nhưng đa số đều không nhận ra rằng, ngay tại thời điểm hầu như tất cả các doanh nghiệp hoặc đối thủ trên thị trường nghỉ ngơi dưỡng sức chờ đợi thì đây lại là bối cảnh tốt cho những ai biết nắm bắt các cơ hội kinh doanh, bứt phá vươn lên dẫn đầu. Doanh nghiệp cần bắt tay thực hiện ngay các công việc sau để biến “nguy” thành “cơ”:
• Rà soát hoạt động marketing, điều chỉnh chiến lược phù hợp: Xem xét ngân sách hiện tại cho các chiến dịch, dự án hiệu quả. Ví dụ như chuyển sang mô hình kinh doanh trực tuyến và đầu tư xây dựng website, Seo… Còn hành động “xử trảm” mảng tiếp thị và không phát triển sản phẩm mới là một sai lầm trong giai đoạn này vì nó phá hủy thị phần và sự đổi mới cho doanh nghiệp.
• Tập trung vào các chiến lược “nuôi dưỡng” khách hàng: Thay vì mở rộng ra các khách hàng mới, hãy tập trung vào việc chăm sóc các khách hàng cũ trung thành, nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng nhằm tạo dựng mối quan hệ bền chặt và giữ chân người mua. Doanh nghiệp có thể lựa chọn inbound marketing trong giai đoạn này.
• Cải tiến sản phẩm/ dịch vụ/ phong cách phục vụ theo yêu cầu thị trường:
Trong bối cảnh hiện tại, gần như tất cả các nhu cầu mua sắm được chuyển sang online, trực tuyến. Vì vậy, hãy nhanh chóng thích nghi và cải tiến việc cung ứng sản phẩm/ dịch vụ đến khách hàng. Khai thác, xúc tiến hoạt động của các kênh tiếp thị trực tuyến nhằm mở rộng tiếp cận và không bỏ sót người mua tiềm năng.
Một vài chiến lược kinh doanh thời khủng hoảng giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn
Không có doanh nghiệp nào không bị ảnh hưởng trong thời kỳ đại dịch. Việc cần làm là đưa ra các giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn mà vẫn đảm bảo được các hoạt động được thông suốt. Dưới đây là các giải pháp cụ thể:
Đối với vấn đề tối ưu chi phí, cắt giảm nhân sự:
Hơn 80% doanh nghiệp sẽ cắt giảm nhân sự. Sau khủng hoảng, doanh nghiệp sẽ phải tuyển dụng lại nhân sự mất thêm 1 khoảng thời gian để nhân viên mới làm việc hiệu quả. Điều này gây tốn kém về mặt thời gian và chi phí.
Vì vậy, cần cân nhắc hoặc điều động nhân sự sao cho phù hợp bằng cách chuyển sang làm công việc khác, nghỉ phép, nghỉ không lương hoặc làm tại nhà, giữ nguyên mức lương cơ bản nhưng sẽ nhận sau mùa dịch. Điều này giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh nhanh hơn đối thủ và tạo ra ưu thế về việc đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của đối tác.
Chuyển sang cách giải pháp rẻ hơn, tận dụng ưu đãi và đàm phán đầu vào:
Sử dụng Marketing Technology để cắt giảm chi phí. Từ việc trả phí cho marketing thì hãy chuyển qua Owned và earned marketing. Đối với các chi phí đầu vào, cần tối giản bằng cách đàm phán cho giảm, nợ hoặc trả góp với các đối tác. Tận dụng các ưu đãi hoặc hỗ trợ của chính phủ đối với các ngành hàng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, khủng hoảng.
Đưa sản phẩm lên online và tìm kiếm các kênh phân phối mới
Hoạt động mua sắm đang chuyển dần từ trực tiếp sang mua hàng online từ trước đó. Do tác động của đại dịch mà việc mua hàng qua các hình thức thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến và doanh nghiệp cần nhanh chóng thích nghi với xu hướng này. Chuyển đổi từ bán hàng offline sang online là cách hiệu quả để tiết kiệm chi phí mà vẫn duy trì tốt các hoạt động của mình.
Gia tăng trải nghiệm cho những khách hàng trung thành:
Tranh thủ tận dụng khoảng thời gian rỗi, doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động gắn kết khách hàng thông qua online như ưu đãi cho các khách hàng trung thành, free ship khi mua sản phẩm, tặng quà…
Phát triển khách hàng tiềm năng:
Xây dựng hệ thống tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho tương lai thay vì hiện tại. Tập trung nguồn lực rẻ vào các kênh khách hàng tự nguyện, fanpage, website, mobile app…để mở rộng nguồn khách hàng.
Xây dựng hệ thống liên minh:
Đây là dịp liên kết các giải pháp, sản phẩm, dịch vụ lại với nhau để mở rộng kênh phân phối, xây dựng thương hiệu. Tìm kiếm các nhà đầu tư mới, các cơ hội mới và mở rộng thị trường là việc làm không được trì hoãn nếu không muốn dậm chân tại chỗ.
Còn rất nhiều chiến lược kinh doanh thời khủng hoảng được các doanh nghiệp đưa ra như cho nhân viên làm việc tại nhà, tận dụng thời gian nghiên cứu R&D, chuyển đổi số; đa dạng hóa các danh mục đầu tư để tránh rủi ro đầu tư thiên lệch….Nhưng trước khi đưa ra các giải pháp, cần dựa vào tình hình thực tiễn của doanh nghiệp để có những lựa chọn sáng suốt, đúng đắn, hiệu quả nhất.