Đãi ngộ được hiểu là quá trình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho
người lao động để họ có động lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao nhằm
đạt được mục tiêu doanh nghiệp đã đề ra. Hiện nay, cách xây dựng chính sách
đãi ngộ nhân viên cũng là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm và đặt lên
hàng đầu.
Các bước cơ bản trong cách xây dựng chính sách đãi ngộ cho nhân viên
Xây dựng chế độ đãi ngộ công bằng, hiệu quả đang là yêu cầu cấp thiết của mọi
doanh nghiệp. Vậy, xây dựng hệ thống chính sách đãi ngộ cần tuân theo những
bước nào?
Bước 1: Đánh giá chế độ đãi ngộ hiện tại và xu thế đãi ngộ chung
Việc đánh giá chế độ đãi ngộ hiện tại nhằm tìm ra những điểm hạn chế trong hệ
thống đãi ngộ của doanh nghiệp và đưa ra giải pháp khắc phục. Chế độ đãi ngộ
cần có sự thay đổi phù hợp với xu thế chung trên thị trường lao động. Điều này
không những làm cho các chính sách của doanh nghiệp trở nên hiệu quả mà còn
tránh được việc thua kém đối thủ trong cách xây dựng chế độ lương thưởng, ưu đãi
cho nhân viên.
Bước 2: Xác lập chiến lược đãi ngộ của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể áp dụng chế độ đãi ngộ giống với các doanh nghiệp khác nếucảm thấy phù hợp. Điều quan trọng là dự toán ngân sách và các nguồn lực cho việc
đãi ngộ. Các chính sách đưa ra cần rõ ràng, thống nhất và có tác dụng khuyến
khích đối với người lao động.
Bước 3: Rà soát hệ thống chức danh và vị trí công việc của nhân viên
Hệ thống chức danh có mối quan hệ mật thiết với việc xây dựng chính sách đãi
ngộ. Việc rà soát các hệ thống chức danh trong sơ đồ tổ chức sẽ giúp tinh giảm các
chức danh không cần thiết và tập trung ưu tiên cho những vị trí, bộ phận quan
trọng.
Bước 4: Thiết kế bảng lương
Tùy vào mức độ quan trọng của vị trí công việc mà xây dựng hệ số lương, bậc
lương phù hợp.
Bước 5: Xây dựng quy chế lương thưởng và đãi ngộ
Áp dụng hệ thống lương 3Ps. Ngoài việc xét lương theo vị trí và năng lực, cần xây
dựng quy chế lương theo kết quả công việc. Có thể áp dụng hệ thống đánh giá KPI
để đo lường hiệu suất công việc. Doanh nghiệp nên xây dựng cơ chế đãi ngộ minh
bạch ngay từ đầu để tránh sự bất mãn và tạo động lực làm việc cho nhân viên.
Bước 6: Áp dụng và hoàn chỉnh hệ thống
Sau khi thiết lập hệ thống, cần áp dụng và đánh giá. Đồng thời, luôn theo dõi hệ
thống chính sách để có sự thay đổi phù hợp với thị trường và chiến lược công ty.
Các yếu tố quan trọng khác trong cách xây dựng chính sách đãi ngộ nhân sự
cho doanh nghiệp
Lương thưởng là một trong những yếu tố được người lao động quan tâm hàng đầu.
Nhưng ngoài lương thì các chính sách chế độ đãi ngộ, phúc lợi cũng là những điều
quan trọng để nhân viên thấy vui vẻ và gắn bó với công việc. Vì vậy, doanh nghiệp
cũng cần chú ý đến một vài yếu tố sau trong cách xây dựng chính sách đãi ngộ
nhân sự của mình:
- Các loại bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế: Đóng các loại bảo hiểm cho người lao động là yêu cầu gần như bắt buộc với các doanh nghiệp. Điều này giúp bổ sung các quyền lợi và bảo hiểm về thân thể cho nhân viên. Đây cũng chính là điểm cộng khá lớn của doanh nghiệp trong mắt người tham gia lao động.
- Ngày nghỉ và ngày phép: Phụ thuộc nhiều vào tính chất công việc. Mỗi doanh
nghiệp có một phong cách làm việc và giờ giấc khác nhau. Nhưng nên tạo điều
kiện tốt nhất cho người lao động nghỉ ngơi bằng nhiều cách như: cho nhân viên
làm việc từ xa, thời gian linh động, tăng số lượng ngày phép trong năm, kì nghỉ lễ
dài hơn…Tạo điều kiện cho nhân viên nghỉ ngơi cũng là một cách đãi ngộ mà vẫn
đảm bảo được hiệu suất và kết quả công việc.
Phụ cấp: Các loại phụ phí như xăng xe, cơm trưa, điện thoại, quà sinh nhật, du
lịch…cũng cần được chú ý bổ sung. Tuy đây không phải là những khoản lớn nhưng
lại được người lao động đánh giá cao. Nó thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp
đến đời sống tinh thần vật chất của nhân viên, đồng thời là sợi dây ràng buộc sự
gắn kết của nhân viên một cách tự nguyện.
Môi trường làm việc: Một không gian làm việc thoải mái với trang thiết bị hiện
đại là môi trường lý tưởng để người lao động hoàn thành tốt công việc của mình.
Nếu không quá hiện đại thì cũng cần phải đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu công việc
để các hoạt động có thể diễn ra trơn tru và suôn sẻ. Đây cũng chính là yếu tố quan
trọng để tạo ra cảm giác hào hứng và tăng hiệu suất làm việc. Một môi trường làm việc chật hẹp với trang thiết bị vật tư thiếu thốn sẽ là lý do để người lao động không ngần ngại chọn một môi trường thứ 2.
Trên thực tế, bên cạnh vấn đề lương thưởng và tiền bạc thì cách xây dựng chính sách đãi ngộ nhân viên của một doanh nghiệp góp phần cải thiện đáng kể thành tích và hiệu suất lao động. Đãi ngộ cũng chính là phần thưởng lớn nhất cả về tinh thần lẫn vật chất tạo động lực và khuyến khích sự tận tâm của mỗi nhân viên với công việc của mình.