ứng dụng tư duy đạo phật vào kinh doanh
CHIẾN LƯỢC TÀI LIỆU QUẢN TRỊ

Ứng dụng tư duy đạo Phật vào kinh doanh như thế nào?

Ứng dụng tư duy đạo Phật vào kinh doanh là quan niệm còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã sớm biết đến và đưa triết lý của nhà Phật vào trong hoạt động của mình. Chủ doanh nghiệp còn dựa trên quan điểm của nhà Phật để hình thành những quy tắc kinh doanh mới mẻ và không kém phần hiệu quả. 

Ứng dụng tư duy đạo phật vào kinh doanh
Triết lý đạo Phật ngày càng được ứng dụng nhiều trong kinh doanh

Tại sao cần ứng dụng tư duy đạo Phật vào kinh doanh 

Người ta vẫn thường nói “thương trường là chiến trường”. Vì vậy, không thể phủ nhận rằng kinh doanh là nghề đối đầu với nhiều thách thức, áp lực. Đặc biệt, giữa thời buổi kinh tế mở và đang có sự hội nhập toàn cầu, sự cạnh tranh về sản phẩm/ dịch vụ giữa các doanh nghiệp ngày càng diễn ra gay gắt. Chủ doanh nghiệp luôn đứng trước nhiều sự lựa chọn, cân nhắc giữa những thiệt hại và lợi ích. Trong cuộc chiến thương trường khắc nghiệt này, không ít doanh nghiệp chỉ chú tâm đến việc làm sao thu về cho mình thật nhiều lợi nhuận mà quên đi các giá trị đạo đức khác. Thậm chí còn bỏ qua lương tâm nghề nghiệp mà gây tổn hại đến môi trường và các lợi ích xã hội.

Đặc biệt, nhằm tối đa hóa lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua sức khỏe của người tiêu dùng mà cạnh tranh không lành mạnh, thêm vào sản phẩm các chất độc hại, phụ gia…Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến những doanh nghiệp kinh doanh chân chính vì lợi ích chung mà còn gây tâm lý bất an, lo lắng cho người tiêu dùng, sức khỏe cộng đồng. Lẽ dĩ nhiên, cũng làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức cạnh tranh và sự phát triển chung của toàn xã hội.

Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng tư duy đạo Phật vào kinh doanh như là một giải pháp hiệu quả cho vấn đề trên. Theo đạo Phật, nghề nghiệp của mỗi người sẽ ảnh hưởng đến các nhìn nhận và suy nghĩ của người đó. Vì vậy, cần tránh những việc như buôn bán chất kích thích, chất độc hại, vũ khí, sinh vật sống, không giết hại động vật để giữ gìn lương tri cho mình.

doanh-nhan-tim-den-triet-ly-nha-phat.jpeg
Tránh những việc làm xấu xa để giữ lương tri

Khái niệm kinh doanh theo triết lý nhà Phật đang ngày được lan rộng và chấp nhận. Những triết lý này giúp nhà kinh doanh hài hòa yếu tố cạnh tranh (đặc trưng của thị trường tư bản chủ nghĩa), gia tăng sự bền vững, hòa hiếu giữa người với người và giữa con người với thiên nhiên. Một chuyên gia nghiên cứu kinh tế học Phật pháp người Nhật Bản đã mô tả mô hình kinh tế học theo triết lý nhà Phật với các đặc tính cơ bản như: mang lại lợi ích cho nhiều đối tượng; dựa trên nguyên tắc về lòng bao dung và sự hòa hợp; bảo vệ sự vững bền của Trái Đất.

Ứng dụng tư duy đạo Phật vào kinh doanh theo những quy tắc nào

1. Quy tắc giữ lương tâm trong sáng: Là yếu tố hàng đầu và cực kỳ quan trọng. Người làm kinh doanh luôn phải tiếp xúc với tiền tệ và tài chính. Nhiều người thấy lợi nhuận đặt ra trước mắt liền quên hết lương tâm và bỏ qua các giá trị đạo đức. Nhưng những người này chỉ làm ăn được một lần trong thời gian ngắn. Vì vậy, kinh doanh cần đi liền với chữ Tâm nếu muốn khẳng định uy tín, chất lượng và tồn tại lâu dài. Làm theo cách ăn xổi ở thì, không trong sạch cũng đồng nghĩa với việc đang từ từ bước đến con đường tha hóa và thất bại.

2. Quy tắc Tự lợi và Lợi tha: Là làm lợi cho bản thân và làm lợi cho mọi người, mọi loài. Trong kinh doanh, cần hợp tác để có lợi cho cả đôi bên thì mối quan hệ giữa các đối tác làm ăn sẽ luôn bền vững, cùng sinh lợi nhuận. Coi sự tồn tại và lợi ích của người khác cũng là của mình để tránh làm mất đi những giá trị tốt đẹp và lớn lao hơn. Nếu chỉ chăm chăm thu lợi cho bản thân, đặt lợi ích của mình lên trên hết thì kinh doanh sẽ không tồn tại lâu. Đối với nguyên tắc này, câu “thương trường là chiến trường” đã trở thành lỗi thời. Phải cùng nhau hợp tác và phát triển thì mới sinh ra được nguồn lợi bên vững.

Nhan-dien-tuong-nguoi-tham-lam-de-biet-duong-ma-de-phong.jpg

Trong kinh doanh cần tránh việc chỉ chăm chăm tư lợi cho bản thân

3. Tính Vô thường: Vạn vật chuyển biến không ngừng nghỉ cùng vũ trụ. Có những chuyển biến theo chiều hướng tốt đẹp, nhưng cũng có sự chuyển biến mang tính phá vỡ. Đó là quy luật khách quan. Nếu đầu tư vào một dự án kinh doanh không mang về kết quả, thậm chí là mất cả chì lẫn chài, hãy can đảm để xây dựng lại. Vô thường để hủy hoại và vô thường để hình thành. Có khi thất bại này lại mở ra một cánh của khác tốt đẹp hơn. Việc của chúng ta là không nản lòng và mỉm cười bước tiếp.

4. Tính nhân quả: Nhân quả là quy luật tồn tại khách quan. Doanh nhân là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng đất nước, xã hội ngày một tốt đẹp, phồn thịnh hơn.  Nếu các doanh nghiệp và doanh nhân làm việc với tâm trong sáng, lợi mình nhưng cũng không quên cái lợi của người khác thì sẽ có quả báo tốt đẹp. Ngược lại, nếu quá toan tính tư lợi, tâm không an lành thì mãi chỉ là người nghèo trên mọi phương diện.

Tại sao phải ứng dụng tư duy đạo Phật vào kinh doanh là câu hỏi có rất nhiều đáp án khác nhau. Đưa triết lý Phật pháp vào trong các hoạt động vận hành doanh nghiệp sẽ giúp thay đổi các mối quan hệ theo chiều hướng tốt và đưa doanh nghiệp đến những mục tiêu xa hơn của sự phát triển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *