BSC cho phép các doanh nghiệp quản lý và đánh giá kết quả hoạt động dưới góc nhìn chính xác, đa chiều. Vậy, vai trò của bảng phân tích BSC và hướng dẫn sử dụng như thế nào, ứng dụng BSC ra sao để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tại sao doanh nghiệp cần đến bảng phân tích BSC và hướng dẫn sử dụng?
BSC là thẻ điểm cân bằng trong doanh nghiệp giúp tổ chức xác định được tầm nhìn, chiến lược và biến chúng thành các hành động cụ thể.
BSC giúp doanh nghiệp xác định được tầm nhìn chiến lược
Vai trò của Bảng phân tích BSC:
• Là một hệ thống đo lường hiệu quả:
BSC là tập hợp thước đo hiệu suất thông qua hệ thống thẻ được phân loại theo các cấp độ, tới từng cá nhân trong doanh nghiệp. Đây là vai trò quan trọng vì BSC giúp đo lường các nguồn lực và hiệu quả hoạt động cũng như năng suất công việc. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể nhìn ra viễn cảnh trong tương lai và khái quát các chiến lược. Xác định rõ liệu kết quả có thể đạt được như mục tiêu đề ra hay không. Bên cạnh KPI thì BSC là công cụ hữu ích biến chiến lược thành hiện thực.
• BSC là hệ thống quản lý chiến lược cho doanh nghiệp: Phiếu cân bằng bảng điểm có vai trò chính là cân bằng các chỉ số tài chính sao cho đúng với định hướng giá trị mà doanh nghiệp mong đạt được. Nhưng càng về sau, BSC càng thể hiện rõ vai trò của mình trong việc gắn kết các hoạt động chung đi đúng hướng:
+ BSC định hướng bằng giải thích các chiến lược
+ Giúp doanh nghiệp vượt qua các rào cản về con người
+ Vượt qua rào cản về nguồn lực
+ Khắc phục nược điểm trong quản lý
Bằng cách giám sát, thiết lập, theo dõi các hoạt động, thẻ điểm cân bằng giúp doanh nghiệp loại bỏ những thứ thừa thãi, quản lý và sắp xếp công việc theo mục tiêu chung. Nhờ vậy, hoạt động vận hành được quản lý một cách khoa học, hệ thống và có nền móng vững chắc để phát triển.
• BSC là công cụ để trao đổi thông tin: Mỗi nhân viên đêu có kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức của riêng mình. Chỉ khi cùng nhau thảo luận, bổ sung thì mới được hoàn thiện. Chia sẻ kết quả của công cụ BSC giúp nhân viên trao đổi thông tin, bàn bạc về viễn cảnh chiến lược, nhận thức đúng về những vấn đề đang được triển khai để có thể hành động theo kế hoạch.
Áp dụng bảng phân tích BSC như thế nào để mang lại hiệu quả
Thực tế đã chứng minh BSC là phương pháp luận mang lại rất nhiều lợi ích nếu doanh nghiệp biết cách phân tích, áp dụng sao cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần thực hiện các công việc sau:
1. Kiểm soát các dữ liệu trong mô hình BSC:
Mọi thứ cần được đo lường từ góc độ chiến lược. Nếu không sẽ có quá nhiều dữ liệu cần đưa vào BSC làm mất thời gian và công sức mà thậm chí còn quá tải. Hãy bắt đầu bằng việc xác định rõ mục tiêu và đặt những dữ liệu cần thiết vào BSC.
Các dữ liệu trong BSC cần được kiểm soát
Có thể tham khảo theo quy trình dưới đây:
• Giới hạn số lượng 10- 15 mục tiêu trong mô hình BSC cho 4 thước đo trong cấu trúc. Điều này giúp tránh nguy cơ mất tập trung vào hệ thống chiến lược cốt lõi.
• Những câu hỏi về các yếu tố mục tiêu cần được chuẩn bị sẵn cho cuộc họp, nhấn mạnh vào những con số mục tiêu có thể đo lường được.
• Phổ biến các con số này tới nhân viên để họ nghiên cứu trước khi diễn ra cuộc họp.
• Đưa ra quyết định trong các cuộc họp và nhắc nhở mọi người chịu trách nhiệm về các con số này.
2. Đo lường, đánh giá các mục tiêu trong mô hình thẻ điểm cân bằng:
Quy ước hệ thống ký hiệu hoặc màu sắc nhằm đánh dấu các yếu tố mục tiêu khác nhau. Người chịu trách nhiệm chính cần trình bày báo cáo và quyết định những mục quan trọng, ưu tiên. Việc đánh giá cần phải khách quan, đa chiều tránh trường hợp sắp xếp nhầm, hạ thấp mục tiêu để che giấu khuyết điểm. Nếu có thể, cần thành lập hội đồng đánh giá hiệu quả.
3. Gán KPI tương ứng với các yếu tố mục tiêu
Bên cạnh BSC, KPI là công cụ quản lý hiệu suất nhằm giao trách nhiệm cho nhân viên và giám sát xem họ đã hoàn thành nhiệm vụ hay chưa. Hai mô hình này là công cụ trợ giúp đắc lực cho nhà quản trị. Song song với các yếu tố mục tiêu, cần đặt KPI tương ứng, càng sát với tình hình hoạt động thì hiệu quả càng rõ rệt. Nên đánh giá KPI theo định kỳ nhằm xác định hiệu suất thực tế để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời.
4. Kết nối mục tiêu:
Các mục tiêu cần được liên kết với nhau, tránh đứng riêng lẻ một mình. Có thể linh hoạt trong việc kết nối 2 mục tiêu thành một hoặc kết hợp 2,3 mục tiêu để trở thành nguyên nhân của một mục tiêu khác….
Bảng phân tích BSC và hướng dẫn sử dụng là một công cụ quản trị tối ưu để cải thiện tình hình chung của doanh nghiệp, định hướng các mục đích quan trọng, khả thi. Áp dụng thẻ điểm cân bằng vào hoạt động chung doanh nghiệp, nhà quản trị sẽ cụ thể hóa được ước mơ của mình trên con đường dẫn dắt doanh nghiệp đến thành công.