Xây dựng kế hoạch tài chính và dòng tiền như thế nào
TÀI CHÍNH

Các bước xây dựng kế hoạch tài chính và dòng tiền cho doanh nghiệp

Tài chính và dòng tiền là não bộ quan trọng để vận hành hoạt động của doanh nghiệp. Có xây dựng kế hoạch tài chính và dòng tiền hiệu quả thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển trong tương lai. Dưới đây là tầm quan trọng và các bước xây dựng kế hoạch tài chính, dòng tiền chi tiết

Tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch tài chính và dòng tiền

Muốn biết được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch tài chính và dòng tiền, cần hiểu được quản trị tài chính là gì? 

Quản trị tài chính trong doanh nghiệp (Financial Management) xét theo góc độ kinh tế học là việc lên kế hoạch tổ chức, chỉ đạo, kiểm soát các các hoạt động tài chính. Nói cách khác, đó chính là việc kiểm soát dòng tiền ra – vào của một doanh nghiệp, đồng thời phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính một cách phù hợp và hiệu quả nhất.

Quản trị tài chính là một trong những công việc quan trọng của chủ doanh nghiệp. Bởi nếu không thực hiện tốt khâu này, doanh nghiệp sẽ không kiểm soát được các nguồn tài chính và rất khó để có thể phát triển.

Xây dựng kế hoạch tài chính vì những lý do sau:

  • Kế hoạch tài chính giúp huy động đầy đủ và kịp thời nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh. Trong quá trình hoạt động thường phát sinh các nhu cầu về vốn dài hạn và ngắn hạn. Vì vậy, việc lên kế hoạch tài chính sẽ giúp đáp ứng nguồn vốn một cách đúng lúc cho sản xuất kinh doanh trong từng thời kì của doanh nghiệp, duy trì chi phí huy động vốn ở mức thấp nhất.

Lý do phải xây dựng kế hoạch tài chính

Xây dựng kế hoạch tài chính giúp huy động vốn kịp thời cho hoạt động của doanh nghiệp

  • Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động của doanh nghiệp: Khi xem xét tình hình tài chính và thực hiện chỉ tiêu tài chính, nhà quản trị có thể đánh giá, và điều chỉnh kịp thời vướng mắc về nguồn tài chính để phù hợp với diễn biến thực tế trong kinh doanh.
  • Giúp doanh nghiệp tổ chức sử dụng vốn hiệu quả: Việc phân bổ nguồn vốn hợp lý sẽ quyết định đến  kết quả kinh doanh. Sử dụng vốn hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các cơ hội và nâng cao lợi nhuận thu về. 

Ngoài ra, thông qua kế hoạch tài chính, doanh nghiệp có thể dự liệu các khoản chi tiêu, kiểm soát dòng tiền vào ra trong các hoạt động kinh doanh, kiểm soát công nợ hoặc các khoản đầu tư, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro tài chính có thể xảy ra với mình.

Các bước xây dựng kế hoạch tài chính và dòng tiền tối ưu

Muốn xây dựng kế hoạch tài chính tối ưu, doanh nghiệp không thể bỏ qua những bước sau:

Bước 1: Xác định nhu cầu tài chính của doanh nghiệp

Nội dung của bản kế hoạch tài chính cần đảm bảo các yếu tố:

  • Dự kiến kết quả kinh doanh và chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Dự kiến nhu cầu tài chính và kế hoạch lưu chuyển tiền tệ.
  • Đưa ra các biện pháp để tổ chức, điều chỉnh và đảm bảo dòng tiền được sử dụng hiệu quả.

Nhà quản trị cần cân nhắc các mục ưu tiên và có sự phân chia tài chính hợp lý, đồng thời trả lời tốt các câu hỏi về mục tiêu, số lượng, thời gian đầu tư. Khi xác định được những điều này, doanh nghiệp sẽ định hướng được cách quản lý dòng tiền tốt nhất.

Các bước xây dựng kế hoạch tài chính và dòng tiền

Xác định nhu cầu tài chính của doanh nghiệp là bước quan trọng trong lập kế hoạch tài chính

Bước 2: Xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn

Kế hoạch tài chính của một doanh nghiệp bao gồm các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn.  

  • Xây dựng kế hoạch ngắn hạn theo từng tháng để có thể quản lý sát sao nhất nguồn tài chính của doanh nghiệp. Dựa trên cơ sở báo cáo tài chính các tháng trước để lập kế hoạch phân bổ dòng tiền chi tiết.
  • Xây dựng kế hoạch dài hạn là kế hoạch tài chính mà doanh nghiệp nào cũng cần phải có và theo dõi chặt chẽ. Dựa vào báo cáo thu nhập chiếu lệ trong 3 – 5 năm để có thể định hướng nguồn tài chính cho kế hoạch chiến lược này.

Doanh nghiệp cần căn cứ vào những yếu tố như doanh thu, hệ số tài chính kỳ trước, chiến lược của doanh nghiệp, các chính sách nhà nước và môi trường kinh doanh để xây dựng kế hoạch phù hợp.

Bước 3: Giám sát kế hoạch tài chính một cách chặt chẽ

Dù đã lên kế hoạch tài chính một cách chi tiết, nhưng doanh nghiệp cũng cần có sự kiểm tra, giám sát xem dòng tiền có đang đi đúng kế hoạch hay không. Nếu có phát sinh cần đưa ra các giải pháp ứng biến. Các bản đánh giá về danh mục đầu tư, thuế, báo cáo thị trường…cần được theo dõi cẩn thận để tránh rủi ro phát sinh. Một bản kế hoạch chi tiết nhất cũng cần sự phân tích, theo dõi nếu muốn đạt kết quả tối ưu.

Chỉ khi xây dựng kế hoạch tài chính và dòng tiền, doanh nghiệp mới kiểm soát tốt các hoạt động của mình, ngăn ngừa rủi ro mất tiền và chủ động với nguồn vốn sẵn có. Vì thế, đây là bước quan trọng không thể bỏ qua nếu muốn các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra trước đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *