Những rủi ro xảy ra trong quá trình kinh doanh thường rất đa dạng và biến động bởi nhiều yếu tố. Hiểu được quản trị rủi ro là gì sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt và không bị động trước các tình huống phát sinh.
Quản trị rủi ro là gì?
Nhà quản lý doanh nghiệp cần hiểu quản trị rủi ro là gì để có thể kiểm soát được những rủi ro sẽ xảy đến với mình.
Quản trị rủi ro (Risk Management) là quá trình tiếp cận một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng, phân tích, đo lường mức độ rủi ro để từ đó tìm các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu hoặc khắc phục những tổn thất mà rủi ro mang lại đối với hoạt động kinh doanh. Từ đó, có thể biến rủi ro thành cơ hội thành công hoặc sử dụng các nguồn lực một cách tối ưu nhất.
Quản trị rủi ro có các nội dung chính:
- Phân tích- đo lường rủi ro
- Kiểm soát- phòng ngừa rủi ro
- Tài trợ rủi ro khi nó xuất hiện
- Tìm cách biến rủi ro thành cơ hội.
Phân tích rủi ro là một trong các nội dung chính của quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro có ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp
– Quản trị rủi ro để hạn chế sử dụng lãng phí dòng tiền đầu tư.
– Đây cũng là công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp kinh doanh một cách hiệu quả nhờ dự đoán trước được những bất lợi phát sinh.
– Giúp công tác quản lý được thực hiện trôi chảy và doanh nghiệp có thể phát triển thuận lợi, lâu dài.
– Đây được coi là công cụ đắc lực hỗ trợ việc thực hiện mục tiêu doanh nghiệp và thu hút sự kỳ vọng của những nhà đầu tư vào sự thành công của dự án nhờ hạn chế được mức rủi ro phát sinh.
Doanh nghiệp thường gặp phải những loại rủi ro nào?
Những rủi ro thường phát sinh trong doanh nghiệp rất đa dạng và có nhiều cách phân loại. Tùy thuộc vào các yếu tố như lĩnh vực, nguồn gốc, tính chất, chức năng, phạm vi, tần suất xuất hiện, mức độ tác hại…mà phân chia thành các loại rủi ro khác nhau. Nhưng đa số rủi ro gồm hai loại chính là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.
- Rủi ro kinh doanh: Thường gặp trong doanh nghiệp và là sự không ổn định về thu nhập. Nguyên nhân cơ bản xuất phát từ sự thay đổi thất thường của doanh số bán hàng. Các yếu tố khách hàng, loại hàng và chất lượng hàng hóa…chi phối sự thay đổi này. Mức độ biến động của thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh là thước đo cơ bản của rủi ro kinh doanh.
Nguyên nhân dẫn đến các loại rủi ro kinh doanh là các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài.
– Yếu tố bên trong: xuất phát và nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Tùy vào tình hình và khả năng của doanh nghiệp mà có thể hạn chế được rủi ro nội tại một cách tối đa.
– Yếu tố bên ngoài: là những tác động nằm ngoài tầm kiểm soát như các khoản nợ, thuế, chính sách tiền tệ, chính trị…Tất cả những yếu tố này tác động đến thu nhập của doanh nghiệp thông qua chi phí và nguồn vốn.
- Rủi ro tài chính: là sự biến động về lợi nhuận của cổ đông khi doanh nghiệp vay nợ. Đây là một dạng rủi ro khác bên cạnh rủi ro kinh doanh mà doanh nghiệp thường gặp. Rủi ro tài chính liên quan đến các khoản nợ của doanh nghiệp.
Rủi ro tài chính liên quan đến các khoản nợ của doanh nghiệp
Có nhiều nguyên nhân bên ngoài và bên trong dẫn đến việc phát sinh rủi ro tài chính như sự thay đổi về giá cả của các loại hàng hóa, sự rủi ro trong các giao dịch với đối tác, khách hàng, hoặc các rủi ro bên trong liên quan đến vấn đề nhân sự, cơ cấu, quy trình sản xuất….
Rủi to tài chính có tác động dây chuyền, tuy nhiên có thể được doanh nghiệp kiểm soát qua các quyết định vay hoặc không vay.
Trả lời được câu hỏi quản trị rủi ro là gì sẽ giúp doanh nghiệp đoán trước được các rủi ro sẽ đến với mình. Từ đó đưa ra những hướng đi và cách xử lý phù hợp, tránh được những thất thoát không đáng có trong quá trình hoạt động.