Thuật ngữ ROI gắn liền các hoạt động sinh lời và chi phí mà doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động kinh doanh. Áp dụng cách tính ROI sẽ giúp doanh nghiệp kiểm tra và đánh giá tương đối chính xác kết quả đầu tư của mình.
Cách tính ROI cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú
Các loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú như nhà nghỉ, khách sạn, resort, homestay….cũng có cách tính ROI riêng. Dựa vào kết quả của ROI, nhà quản trị có thể đo lường được hiệu quả đầu tư và sử dụng vốn của mình cho các hoạt động chung.
Công thức tính ROI trong dịch vụ lưu trú:
ROI(%) = Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư
Công thức tính ROI không chỉ áp dụng cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú mà còn có thể ứng dụng trên kênh trung gian như Airbnb. Trong quá trình hoạt động dịch vụ, chi nhiều hơn thu thì cũng đồng nghĩa với việc lợi nhuận thu được ở mức âm. Lúc này, ROI cũng mang giá trị âm. Nếu rơi vào trường hợp trên, các nhà đầu tư cần cân nhắc và tính ROI dự kiến nhằm điều chỉnh và cân đối các hoạt động đầu tư để mang lại lợi nhuận.
ROI trong dịch vụ lưu trú cần dựa vào mùa vụ
Trong công thức tính ROI ở trên, lợi nhuận ròng là một chỉ số quan trọng mà nhà đầu tư cần tính toán. Doanh thu dự kiến và chi phí đầu tư là hai yếu tố quan trọng để tính mức lợi nhuận này.
Công thức tính lợi nhuận ròng:
Lợi nhuận ròng = Doanh thu dự kiến – Chi phí đầu tư
- Đối với doanh thu dự kiến:
– Dịch vụ lưu trú phụ thuộc vào mùa vụ cao điểm và thấp điểm. Mùa cao điểm, tỷ lệ kín phòng đạt 100% và mùa thấp điểm chỉ đạt ngưỡng 30%. Vì vậy, cần chọn tỷ lệ kín phòng ở mức trung bình 66% (tương đương mức 20 ngày / tháng).
– Doanh thu dự kiến = Giá phòng 1 đêm x Số lượng phòng x 20 ngày/ tháng x 12 tháng.
– Đây là mức dự kiến vì thực tế doanh thu sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thế là giá thuê phòng và tỷ lệ phòng kín.
- Chi phí đầu tư: Là toàn bộ các chi phí bỏ ra cho việc thuê mặt bằng, nhân sự, nội thất, điện nước…
Cách tính ROI cho các hoạt động marketing
Nhắc đến hiệu quả trong một chiến dịch marketing của doanh nghiệp, ROI sẽ là chỉ số quan trọng để đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Công thức tính chỉ số ROI trong marketing:
ROI= (Lợi nhuận ròng/Chi phí đầu tư) x 100%
Trong đó, lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) được tính bằng công thức:
Lợi nhuận ròng = Doanh thu dự kiến – Chi phí đầu tư.
- Doanh thu dự kiến = (Giá vốn bán hàng x Số lượng hàng bán) x %lợi nhuận kỳ vọng
- Chi phí đầu tư: Là các loại chi phí cho mặt bằng, cơ sở hạ tầng, nhân sự, máy móc, thuế, điện nước…
Trong marketing, nếu chỉ số ROI dương cũng đồng nghĩa với việc doanh thu đang lớn hơn chi phí đầu tư, chứng tỏ việc đầu tư đem lại kết quả. Ngược lại, ROI âm thì có nghĩa doanh nghiệp đã bỏ ra số vốn lớn hơn lợi nhuận mà họ thu về. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp cần xem xét và cân nhắc đến các giải pháp để thu hồi lại số vốn đã bỏ ra.
ROI trong marketing có cả ưu điểm và nhược điểm
Chỉ số ROI trong marketing cũng có những ưu và nhược điểm riêng.
Ưu điểm của chỉ số này là tính toán đơn giản, nhanh chóng. Các số liệu tài chính có thể lấy một cách dễ dàng. Đo lường ROI giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu cụ thể và so sánh mức độ sinh lợi nhuận của các dự án. Từ đó, đưa ra các quyết định tài chính quan trọng.
Nhưng để đưa ra quyết định đầu tư, ngoài ROI doanh nghiệp cần phải dựa vào nhiều yếu tố quan trọng khác nhau. Chỉ số ROI chỉ là số liệu để tham khảo vì nếu chỉ dùng ROI để đo lường mức độ hiệu quả đầu tư thì có thể đem lại kết quả sai lệch. Hơn nữa, ROI chỉ dùng cho các dự án đầu tư và doanh thu ngắn hạn và nếu tính toán dài hạn thì kết quả không chuẩn xác.
Cách tính ROI thường liên quan đến nhiều dữ liệu khác nhau và phụ thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực. Đo lường chỉ số ROI trong các hoạt động của mình sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được các rủi ro xảy ra, có kế hoạch bình ổn tài chính và tránh được những thâm hụt ngân sách không đáng có.