Các khái niệm vốn điều lệ và vốn pháp định rất quen thuộc với những người làm việc trong ngành tài chính. Nhưng đối với những người không làm cùng lĩnh vực, câu hỏi “vốn điều lệ ngân hàng là gì và có ý nghĩa như thế nào” không hề dễ để giải đáp. Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm này trong bài viết dưới đây.
Trả lời câu hỏi vốn điều lệ ngân hàng là gì ?
Vốn điều lệ rất quan trọng với việc thành lập doanh nghiệp. Vậy, khi thành lập ngân hàng thì vốn điều lệ ngân hàng là gì?
Vốn điều lệ rất quan trọng trong việc thành lập doanh nghiệp nói chung
Theo luật doanh nghiệp Việt Nam, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà các thành viên đã góp/cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Đó còn là tổng giá trị mệnh giá cổ phần mà doanh nghiệp đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập đối với các công ty cổ phần.
Tài sản dùng để góp vốn rất đa dạng như tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất đai, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ…và tất cả các loại hình vật chất khác do thành viên đóng góp để tạo thành vốn và được ghi trong Điều lệ của công ty.
Hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp cổ phần. Các cổ đông có thể góp vốn bằng cách mua cổ phiếu mà ngân hàng phát hành lần đầu. Giá trị thu được từ số cổ phiếu đã phát hành sẽ được tính là vốn điều lệ. Tổng giá trị bằng tổng mệnh giá cổ phiếu của ngân hàng.
Vốn điều lệ ngân hàng 2019 tại Việt Nam có sự thay đổi lớn. Các ngân hàng dồn dập tăng vốn bằng việc phát hành cổ phiếu cho những cổ đông hiện hữu. Dự kiến, bảng xếp hạng vốn điều lệ mới của các ngân hàng trong năm 2020 sẽ được thay đổi trật tự.
Bảng xếp hạng vốn điều lệ ngân hàng dần có sự thay đổi
Theo thống kê, đến cuối tháng 6/2019, tổng vốn điều lệ của 35 ngân hàng thương mại Việt đạt hơn 419.000 tỷ đồng. Top 5 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất đứng đầu là VietinBank và theo sau lần lượt là Vietcombank, Techcombank, BIDV, Agribank sẽ có sự thay đổi lớn. Trong đó, vốn điều lệ ngân hàng bidv tăng một cách ngoạn mục từ 34.187 tỷ đồng lên 40.220 tỷ đồng sau khi phát hành cổ phần cho KEB Hana Bank và BIDV trở thành ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam vào khoảng cuối năm 2019.
Ý nghĩa của vốn điều lệ ngân hàng
Tìm hiểu vốn điều lệ ngân hàng là gì thì bạn cũng cần hiểu được ý nghĩa của chúng.
- Bản chất hoạt động của ngân hàng là kinh doanh tín dụng và cần phải huy động nguồn vốn cực lớn. Vì vậy, vốn điều lệ ngân hàng được đóng góp bởi nhiều thành viên nhằm đảm bảo đủ nguồn vốn để duy trì hoạt động. Đây cũng chính là cam kết về trách nhiệm pháp lý của các thành viên góp vốn.
Bản chất hoạt động của ngân hàng yêu cầu nguồn vốn lớn
- Vốn điều lệ ngân hàng là cơ sở để phân định tỷ lệ phần vốn góp hoặc sở hữu cổ phần công ty. Dựa vào thông tin này, ngân hàng có thể chia mức lợi nhuận cho các cổ đông trong trường hợp hoạt động ngân hàng diễn ra suôn sẻ, có lãi. Còn khi hoạt động của ngân hàng không đạt hiệu quả, mức rủi ro sẽ được phân chia cho từng cổ đông theo số vốn đã góp.
- Đối với các ngân hàng cổ phần, tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của một thành viên còn ảnh hưởng đến hoạt động của một ngân hàng dựa trên hình thức bỏ phiếu biểu quyết.
- Vốn điều lệ lớn hay nhỏ còn ảnh hưởng đến mức độ đồng ý đầu tư của nhà đầu tư. Số vốn điều lệ ngân hàng càng lớn, khả năng thu hút được lượng đầu tư càng cao vì đảm bảo được uy tín. Ngược lại, số vốn điều lệ nhỏ thì khả năng thu hút đầu tư giảm vì chưa tạo được lòng tin mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư.
Tìm hiểu vốn điều lệ ngân hàng là gì sẽ giúp trang bị thêm được những kiến thức căn bản khi thành lập ngân hàng hoặc tham gia góp vốn. Ngân hàng kinh doanh mặt hàng đặc biệt là tín dụng nên cần được quản lý và quy định rất kỹ về nhiều mặt kể cả nguồn vốn để không xảy ra tình trạng khủng hoảng tài chính, ảnh hưởng chung đến nền kinh tế.