các bước phỏng vấn tuyển dụng
NHÂN SỰ

Các bước phỏng vấn tuyển dụng cơ bản dành cho doanh nghiệp

Nâng cao chất lượng phỏng vấn sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tuyển dụng sai người. Vì vậy, kỹ năng của nhà phỏng vấn trở thành yếu tố quan trọng trong quá trình tuyển chọn nhân sự có năng lực cho công ty. Thực hiện lần lượt các bước phỏng vấn tuyển dụng sẽ đảm bảo cho việc tuyển dụng nhân sự được thực hiện trôi chảy theo một trình tự nhất định.

các bước phỏng vấn tuyển dụng

Nâng cao chất lượng tuyển dụng là điều cần thiết đối với các công ty

Các bước phỏng vấn tuyển dụng theo quy trình

Tuyển dụng nhân sự cần có thời gian và công sức. Một trong những chìa khóa để giúp tối đa hóa thành công trong quá trình này là thực hiện phỏng vấn theo các bước hợp lý, cụ thể, rõ ràng.

Vậy, xây dựng các bước phỏng vấn tuyển dụng khoa học hợp lý là như thế nào?

Bước 1: Xác định đối tượng mà doanh nghiệp muốn tuyển dụng

Nhà tuyển dụng cần xác định rõ đối tượng muốn tuyển dụng là ai?  Xoay quanh các yếu tố cơ bản như tên vị trí, phòng ban, bộ phận cần tuyển dụng. Tiêu chuẩn kỹ năng mà nhân viên được tuyển dụng cần là gì? Ứng viên này sẽ đóng góp gì cho sự thành công chung của công ty?

các bước phỏng vấn tuyển dụng

Xác định đối tượng muốn tuyển dụng là bước quan trọng

Bước 2: Chỉ ra các tiêu chí đánh giá ứng viên

Bắt đầu bằng những yếu tố chung nhất như các yêu cầu về sức khỏe, nơi cư trú, kỹ năng cứng và mềm, khả năng tiếp thu và hòa nhập với công việc mới…Các tiêu chí tuyển dụng riêng cho vị trí cụ thể cũng rất quan trọng và được đưa ra như kỹ năng, đặc điểm tính cách, trình độ chuyên môn… Nhiều doanh nghiệp còn xem xét đến yếu tố khả năng thành công trong tương lai của ứng viên có cao hay không.

Bước 3: Phác thảo quá trình phỏng vấn

Đây là bước quan trọng trong quy trình tuyển dụng và là kế hoach phỏng vấn thực tế. Tùy vào từng đặc điểm của công ty mà tiến hành theo khung cơ bản sau:

  • Giai đoạn 1: Sàng lọc sơ cấp để loại bỏ những hồ sơ ứng viên chắc chắn không phù hợp với vị trí cần tuyển dụng.
  • Giai đoạn 2: Sàng lọc thứ cấp được tiến hành qua điện thoại để ban tuyển dụng có thể hình thành nhận dạng ban đầu về mỗi ứng viên.
  • Giai đoạn 3: Xem xét kỹ năng bằng việc yêu cầu thực hiện một bài kiểm tra tại nhà để thấy cách tiếp cận và giải quyết vấn đề của ứng viên với công việc. 
  • Giai đoạn 4: Phỏng vấn trực tiếp.  Giai đoạn này sẽ đánh giá được mức độ phù hợp của ứng viên với văn hóa công ty và công việc của phòng ban tương lai. Xem xét, đánh giá ứng viên có thể đóng góp những gì cho công ty/ doanh nghiệp. Phỏng vấn đối mặt là khi ứng viên được gặp trực tiếp giám đốc nhân sự sau khi đã qua những sàng lọc ban đầu. Đây là cơ hội để nhà tuyển dụng và người ứng tuyển thấu hiểu, đánh giá lẫn nhau. Vì vậy, bên tuyển dụng nên cởi mở để người được phỏng vấn có thể hiểu  phong cách quản lý và những kỳ vọng của công ty đối với họ.

Nhà tuyển dụng cần lưu ý gì khi thực hiện các bước phỏng vấn tuyển dụng

Trong quá trình thực hiện tuyển dụng, doanh nghiệp cần chú ý những điều sau để không làm ảnh hưởng đến buổi phỏng vấn.

Bắt ứng viên phải chờ đợi lâu: Việc để ứng viên phải chờ đợi phỏng vấn không phải là vấn đề quá to tát. Nhưng điều này là không nên vì sẽ gây ra cảm giác mệt mỏi cho ứng viên. Những người thực sự có năng lực có thể sẽ bất bình và quyết định ra về. Để tránh xảy ra tình trạng trên, bộ phận tuyển dụng cần đến buổi phỏng vấn đúng hẹn theo lịch, tránh sắp xếp quá nhiều người phỏng vấn cùng một lúc. Thời gian phỏng vấn của mỗi người sẽ khác nhau và việc của nhà tuyển dụng là phải tính toán được khoảng cách hợp lý giữa các cuộc phỏng vấn.

lưu ý khi tuyển dụng

Không nên để ứng viên chờ đợi quá lâu

Không đọc hồ sơ ứng viên và chuẩn bị bảng câu hỏi: Để có một buổi phỏng vấn thành công, không chỉ ứng viên mà cả nhà tuyển dụng cũng cần phải có sự chuẩn bị kĩ càng. Các bước phỏng vấn tuyển dụng và bảng câu hỏi cần được lên kế hoạch trước tránh việc hỏi lan man, vô nghĩa, không xoay quanh mục tiêu tuyển dụng. Việc đọc kĩ hồ sơ cũng phải được thực hiện trước buổi phỏng vấn để bên tuyển dụng không có cái nhìn thiếu chuyên nghiệp hoặc lệch lạc về ứng viên của mình.

Nói những câu thiếu tích cực và đưa ra quyết định vội vàng, cảm tính: Cũng là việc nhà tuyển dụng chuyên nghiệp nên tránh. Nếu quá trình tương tác không khéo, bên tuyển dụng đặt ra những câu hỏi hoặc có thái độ nặng nề thì buổi phỏng vấn sẽ trở thành một cuộc tranh luận. Nhà tuyển dụng nên dành thời gian để nghe ứng viên trình bày và giao tiếp bằng mắt với thái độ tập trung, tôn trọng. Không nên từ chối hoặc phủ nhận thẳng thừng cũng như đưa ra quyết định bằng cảm tính mà chỉ kết luận khi đã suy xét hoặc nghe kĩ phần trình bày cùng khả năng đối đáp của ứng viên trước những câu hỏi trọng tâm. Chỉ khi có thái độ hợp tác của cả 2 bên thì buổi phỏng vấn mới diễn ra suôn sẻ.

Trong quá trình tuyển dụng, sự chuẩn bị kỹ càng luôn mang lại một kết quả tốt. Việc thực hiện các bước phỏng vấn tuyển dụng là điều cần thiết để có thể tìm được đúng người, đúng việc. Nguồn nhân tài được tuyển dụng sẽ là cơ sở để doanh nghiệp ngày một phát triển lớn mạnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *