CHIẾN LƯỢC TIN TỨC

Các chiến lược cạnh tranh về giá hiệu quả trong kinh doanh

Việc một doanh nghiệp cố theo sát hoặc đánh bại đối thủ bằng giá cả là hành động thiếu tính thuyết phục và không mang lại hiệu quả trong kinh doanh. Thay vào đó, lãnh đạo doanh nghiệp cần đưa ra các chiến lược cạnh tranh về giá để vừa bán được sản phẩm tăng mức lợi nhuận lại không bị cuốn vào cơn lốc bão giá trên thị trường.

Bí quyết khi xây dựng các chiến lược cạnh tranh về giá cho doanh nghiệp

Trong một trận chiến giá cả, đôi khi người thắng cuộc không phải là kẻ hạ giá nhiều nhất mà là người biết đưa ra các chiến lược cạnh tranh về giá phù hợp và ra những đòn khôn ngoan, đánh vào điểm yếu của đối thủ. Vậy, bí quyết nào để doanh nghiệp tăng giá ở một mức hợp lý và đưa ra được những chiến lược giá có lợi, bán được nhiều sản phẩm/ dịch vụ?

Hãy cứ tăng giá

Thay vì hạ giá xuống một cách thấp nhất, hãy cứ tăng giá. Trước tiên, doanh nghiệp cần đưa ra các phương án thử nghiệm bằng cách tăng giá một chút và xem xét liệu có trở ngại gì không. Nếu quá lo sợ về việc tăng giá, hãy gộp các sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp lại để tăng mức giá trung bình.

Ma thuật nhờ sự thay thế

Bằng việc đưa ra nhiều sự lựa chọn, bạn sẽ giúp người mua hiểu được mức giá mà bạn đưa ra và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của mình. Khi đưa ra mức giá cho một sản phẩm/ dịch vụ, cần chú trọng đến những sản phẩm có thể thay thế nhằm tạo ra sự logic về giá và để khách hàng có thể so sánh các mức giá với nhau. Vì vậy, hãy giới thiệu các loại hàng hóa có mức giá cao và thấp hơn sản phẩm mà doanh nghiệp đang chào hàng.

các chiến lược cạnh tranh về giá
Đưa ra nhiều mức giá giúp người mua so sánh và lựa chọn sản phẩm

Định giá theo menu

Hãy sắp xếp một cách logic các dịch vụ/ sản phẩm vào một menu với mức giá từ cao nhất tới thấp nhất. Việc bán hàng hóa với mức giá thấp sẽ không mang lại sự hài lòng hoặc trung thành của khách hàng với sản phẩm, thậm chí còn gây ra một số bất lợi cho doanh nghiệp. Thường những khách hàng gây ra nhiều rắc rối lại là những người trả tiền cho bạn ít nhất.

Tâm lý chung của đại đa số khách hàng là “tiền nào của nấy”. Vì vậy, hãy bán giá trị vượt trội của sản phẩm. Người mua sẽ luôn trả tiền cho những thứ đáp ứng được lợi ích và yêu cầu của họ.

Từ các chiến lược cạnh tranh về giá đến chiến thuật định giá

Một vấn đề làm các startup đau đầu chính là họ đã có trong tay những sản phẩm/ dịch vụ với chất lượng vừa và đủ để khởi nghiệp. Nhưng điều quan trọng hơn là giá của sản phẩm lại đang cao hơn so với những đối thủ khác với bề dày kinh nghiệm thương trường. Vậy, những doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh cần đưa ra các chiến lược cạnh tranh về giá nào để có thể vượt qua hoàn cảnh ngặt nghèo này? Có rất nhiều chiến lược và chiến thuật được đưa ra để đối phó với tình trạng trên.

Chiến thuật con số 9

Kết thúc giá bằng con số 9 là một chiến thuật bán hàng hiệu quả. Thông thường khi đưa ra giá sản phẩm, các công ty thường chọn mức giá với con số kết thúc là 9 như 99, 999. Điều này khiến khách hàng hình thành tâm lý mình được mua sản phẩm với giá rẻ hơn và tạo cho người mua cảm giác như được hoàn tiền.

các chiến lược cạnh tranh về giá
Chiến thuật con số 9 luôn đạt hiệu quả cao

Không nên chỉ bán sản phẩm mà hãy bán sự tiện lợi của sản phẩm

Trong thời hiện đại, khi mọi người ai cũng hối hả và tất bật thì một sản phẩm đem lại sự tiện lợi sẽ được người mua đánh giá cao. Mức giá của một sản phẩm/ dịch vụ có thể cao hơn đối thủ, nhưng nếu được phục vụ tận nơi thì khách hàng vẫn sẽ lựa chọn. Điều này cho thấy, khách hàng luôn sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm nếu họ nhận được lợi ích và sự tiện lợi. Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng tâm lý này để vạch ra chiến lược cạnh tranh cho riêng mình.

Chiến thuật combo

Định giá theo combo giúp khách hàng “giảm nỗi đau khi mua sắm”. Việc đưa nhiều sản phẩm vào chung một gói sẽ khiến người mua không thể đánh giá từng sản phẩm riêng lẻ với mức giá cụ thể. Thêm vào đó, khách hàng sẽ cảm giác mình được nhận nhiều hơn so với số tiền mà họ phải bỏ ra. Những người kinh doanh mỹ phẩm hoặc thức ăn nhanh đều áp dụng chiến thuật này. Tuy nhiên, khi định giá theo combo, nhà kinh doanh cần thận trọng khi kết hợp các sản phẩm/ dịch vụ để tránh không làm giảm giá trị thực của sản phẩm mà lại khiến khách hàng chi tiêu ít hơn.

các chiến lược cạnh tranh về giá
Định giá theo combo giúp khách hàng giảm nỗi đau mua sắm

Nếu biết khéo léo áp dụng các chiến lược cạnh tranh về giá, dù bán giá cao hơn đối thủ, doanh nghiệp sẽ vẫn chiếm được một ưu thế nhất định trên thị trường.  Khách hàng là người luôn thích giá rẻ nhưng không thích một dịch vụ rẻ tiền. Điều doanh nghiệp cần làm là định giá đúng chất lượng sản phẩm và kiên trì với chiến lược giá mà mình đã đưa ra.

>> Các chiến lược giá cho dịch vụ khách sạn mang lại hiệu quả cao

>> Chiến lược giá của Coca-Cola áp dụng trên con đường chinh phục toàn cầu

>> Cách tính phần trăm giảm giá đơn giản và chính xác nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *