Chiến lược giá là yếu tố nhiều doanh nghiệp hướng tới khi muốn tăng doanh thu hoặc chiếm lĩnh thị phần. Cũng giống như các doanh nghiệp kinh doanh khác, các chiến lược giá của Vinamilk áp dụng là những chiến lược cơ bản, nhưng mang lại hiệu quả về doanh thu và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp hàng đầu này.
Chiến lược “chi phí thấp”- một trong những chiến lược giá của vinamilk
Chiến lược chi phí thấp khá quen thuộc với nhiều doanh nghiệp kinh doanh và cũng là một trong những chiến lược giá của vinamilk áp dụng.
Khi áp dụng chiến lược chi phí thấp, Vinamilk theo đuổi mục tiêu vượt trội so với đối thủ cạnh tranh. Trong bối cảnh thị trường sữa có sự cạnh tranh khốc liệt của hơn 40 doanh nghiệp và hàng trăm nhãn hiệu sữa các loại của các tập đoàn đa quốc gia, Vinamilk tạo ra những sản phẩm với chi phí thấp hơn các các công ty nước ngoài. Vì vậy, Vinamilk vẫn đứng vững trên thị trường đầy sóng gió. Hiệu quả rõ ràng nhất là thị phần của thương hiệu này dần tăng lên từ 17% – 25% – 50% thị phần toàn quốc. Các sản phẩm chính chủ lực là sữa tươi, sữa bột, sữa đặc, sữa chua, kem, phô mai…
Vinamilk rất cẩn trọng với việc tăng giá sản phẩm vì điều này ảnh hưởng rất lớn tới khả năng của người tiêu dùng trong bối cảnh thu nhập của người Việt chưa bằng được nhiều nước trên thế giới. Bằng cách cắt giảm các chi phí có thể, cơ cấu lại nhãn hàng, kiểm soát tốt các điểm bán lẻ để doanh số không phụ thuộc vào các điểm bán sỉ, công ty đã tiết kiệm được nhiều chi phí khuyến mại. Các hiện tượng ôm hàng, xả hàng, cạnh tranh về giá, về địa lý, nhờ lợi thế giá khuyến mại của những đại lý lớn đã được giải quyết.
Chiến lược này không những tăng hiệu quả hoạt động cho công ty mà còn bình ổn giá cả và mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng. Sản phẩm sữa “giá Việt” được đưa đến tay người tiêu dùng Việt. Thông qua các điểm bán lẻ, Vinamilk cũng nhanh chóng nắm bắt được những phản hồi của người tiêu dùng để nhanh chóng thay đổi, đáp ứng nhu cầu thị trường nhanh và tốt nhất.
>> Đọc thêm: 4 kiểu tâm lý khách hàng và cách nắm bắt nâng cao hiệu quả chốt SALE
“Tập trung theo khác biệt hóa” cũng nằm trong danh sách chiến lược giá của vinamilk
Tập trung theo khác biệt hóa là một trong những nội dung cơ bản của các chiến lược cạnh tranh. Đây cũng chiến lược giá của vinamilk chọn lựa.
Với bề dày lịch sử có mặt trên thị trường Việt Nam, Vinamilk rất am hiểu xu hướng tiêu dùng. Điều này góp phần giúp Vinamilk thực hiện chiến lược tập trung theo khác biệt hóa một cách thuận lợi. Vinamilk nỗ lực phát triển những sản phẩm khác nhau cho các phân khúc thị trường nhờ vào việc phân tích, tìm hiểu các yếu tố địa lý, đối tượng khách hàng hoặc tính chất sản phẩm.
Thực hiện chiến lược tập trung, vinamilk đã chú trọng vào việc thiết kế các mẫu mã bao bì mới và phù hợp. Thêm vào đó, chú trọng đến việc đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa các loại mặt hàng, nghiên cứu thêm nhiều dòng sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, hạn chế được các rủi ro cho doanh nghiệp. Sức mạnh của truyền thông cũng được vinamilk tận dụng một cách triệt để.
Sự đa dạng hóa sản phẩm thể hiện ở việc công ty có trên 200 mặt hàng sữa như sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa tươi, chua…Các sản phẩm giải khát cũng được chú trọng sản xuất như sữa đậu nành, nước ép, cà phê, bánh….Bằng việc cải tiến công nghệ sản xuất, kết hợp với các Viện dinh dưỡng, vinamilk đã thành công trong việc tạo niềm tin nơi người tiêu dùng. Một ví dụ rất tiêu biểu là năm 2007, dòng sản phẩm Milk kid đã trở thành một trong những sản phẩm sữa bán chạy nhất dành cho phân khúc thị trường trẻ em từ 6- 12 tuổi.
Chiến lược giá của vinamilk thường xuyên được thay đổi để phù hợp với bối cảnh thị trường. Vì vậy, vinamilk vẫn giữ vững được vị trí tiên phong trong lĩnh vực chế biến và sản xuất các sản phẩm từ sữa nhiều năm liên tiếp và trở thành 1 trong 10 thương hiệu đứng đầu Việt Nam.
>> Những yếu tố quyết định đến chiến lược giá là gì?
>> Chiến lược giá của Coca-Cola áp dụng trên con đường chinh phục toàn cầu
TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ PHẦN MỀM BÁN HÀNG CRM