TÀI CHÍNH

Vốn đầu tư và vốn điều lệ được quy định như thế nào trong luật doanh nghiệp?

Đối với các doanh nghiệp, hầu hết mọi người đã quen với hai khái niệm vốn đầu tư và vốn điều lệ. Các loại vốn này thường được ghi nhận trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Để hiểu về hai loại vốn này và phân biệt chúng với nhau, hãy tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu khái niệm về vốn đầu tư và vốn điều lệ

Có thể phân biệt vốn đầu tư và vốn điều lệ bằng các khái niệm.

Vốn đầu tư là gì? Đó là toàn bộ chi phí nhà đầu tư bỏ ra phục vụ cho mục đích phát triển, thực hiện hoạt động đầu tư nhằm sinh lời. Vốn đầu tư được hình thành từ nhiều nguồn, trong đó có hai nguồn chính là nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài.

Theo quan điểm kinh tế vĩ mô, vốn đầu tư bao gồm ba nội dung cơ bản là:

Vốn đầu tư làm tăng tài sản cố định;

Vốn đầu tư tài sản lưu động;

Vốn đầu tư vào nhà ở. 

Vốn đầu tư và vốn điều lệ
Vốn đầu tư được hình thành từ nhiều nguồn

Nguồn vốn đầu tư tích lũy từ của cải xã hội được sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì và tạo ra các tiềm lực mới dựa vào các dự án và công trình đầu tư để phát triển kinh tế đất nước. Khái niệm vốn đầu tư khi áp dụng vào các dự án của doanh nghiệp thường được hiểu là tổng nguồn vốn góp (vốn điều lệ, vốn vay, vốn huy động từ các cá nhân và tổ chức khác) trước khi thực hiện dự án. Do vậy, nguồn lực tài chính của doanh nghiệp quyết định rất nhiều đến việc doanh nghiệp đó có thể thực hiện được 1 hay nhiều dự án.

Vốn đầu tư là cụm từ phổ biến với các doanh nghiệp FDI và thường gắn với các dự án cụ thể, được thực hiện trên giấy chứng nhận đăng kí đầu tư khi nhà đầu tư tiến hành kinh doanh.

Vốn đầu tư với nhiều loại nguồn, nhiều cách phân loại như vậy liệu thực hiện kế toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản có khó không? Câu trả lời chính là chỉ cần bạn hiểu và sử dụng đúng tài khoản kế toán 441 thì sẽ rất dễ dàng. Các nội dung của tài khoản kế toán 441 để hạch toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản mà bạn cần nắm được là: nguyên tắc kế toán, nội dung và kết cấu của tài khoản 441…

Vốn điều lệ là tổng số vốn do các thành viên /cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định. Số vốn này được ghi rõ ràng trong Điều lệ của công ty.

Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hoặc tối đa cho các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh là bao nhiêu (trừ các doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề bắt buộc phải có vốn pháp định tối thiểu).

Vốn đầu tư và vốn điều lệ
Vốn điều lệ được ghi rõ trong Điều lệ của công ty

Tài sản góp vốn có thể là tiền (Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi), hoặc tài sản (vàng, giá trị sử dụng đất, trí tuệ, bí quyết kỹ thuật…). Theo quy định, hầu hết các tổ chức, cá nhân đều có thể được mua cổ phần hoặc góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn theo đúng luật doanh nghiệp.

Ngoại trừ những trường hợp sử dụng tài sản của nhà nước để góp vốn vào doanh nghiệp nhằm trục lợi cá nhân hoặc các đối tượng cán bộ, công chức mà nhà nước quy định không được góp vốn. Thời hạn góp vốn điều lệ của các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần là 90 ngày kể từ khi được cấp giấy phép kinh doanh.

Vốn đầu tư và vốn điều lệ có giống nhau không?

Cả vốn đầu tư và vốn điều lệ đều có vai trò rất quan trọng và chi phối các hoạt động tăng trưởng kinh tế lớn nhỏ của doanh nghiệp, đất nước.

Đối với những doanh nghiệp trong nước, chúng ta chỉ quen với khái niệm vốn điều lệ. Còn các doanh nghiệp FDI một khái niệm có ý nghĩa lớn hơn thường được đề cập là vốn đầu tư. Các doanh nghiệp FDI là những doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Vốn đầu tư gồm phần vốn góp, vốn huy động hoặc vốn vay. Đó là tiền hoặc các tài sản để thực hiện hoạt động đầu tư.

Vốn đầu tư và vốn điều lệ
Khái niệm vốn đầu tư được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp FDI

Vậy, vốn góp có phải là vốn điều lệ hay không? Điều này còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

  • Trường hợp các doanh nghiệp FDI thành lập công ty ở Việt Nam với dự án đầu tiên, số vốn góp phải bằng vốn điều lệ trong thời hạn cho phép ghi trên giấy chứng nhận đầu tư. Ở trường hợp này, vốn Điều lệ cũng chính là vốn góp.
  • Trường hợp không bằng xảy ra khi vốn điều lệ là phần vốn cam kết góp trong khoảng thời gian nhất định ghi trong Điều lệ của công ty. Trong khi đó, vốn đầu tư được quy định đối với từng dự án đầu tư của doanh nghiệp, trong đó có phần vốn góp của các nhà đầu tư cho dự án.

Như vậy, các doanh nghiệp FDI lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam, số vốn góp tối thiểu phải bằng vốn điều lệ. Nếu nhà đầu tư muốn thực hiện nhiều dự án tiếp theo, số vốn góp sẽ không bị giới hạn. Vì vậy, không nên đánh đồng tất cả các trường hợp vốn điều lệ bằng vốn góp.

Muốn phân biệt vốn đầu tư và vốn điều lệ, cần phải dựa vào luật doanh nghiệp được nhà nước quy định. Mỗi loại vốn có vai trò, chức năng riêng đối với doanh nghiệp và phải được phân định tùy vào từng trường hợp khác nhau.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *