Giá là một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing căn bản. Chúng đóng vai trò quan trọng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chiến lược này lại chịu tác động bởi nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đó có các yếu tố từ môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp. Vậy những yếu tố tác động tới chiến lược giá marketing căn bản là gì?
Nhu cầu của thị trường
Mọi doanh nghiệp hoạt động đều dựa theo quy luật của thị trường. Chính vì vậy, nhu cầu của thị trường luôn đóng vai trò quan trọng đối với bất cứ chiến lược nào của nhà quản trị. Do đó, trước khi xây dựng, triển khai, tính toán sản xuất sản phẩm gì, tiêu thụ như nào, giá cả ra sao, doanh nghiệp đều cần tiến hành nghiên cứu thị trường.
Có nghiên cứu, dự đoán xu hướng vận động, tình hình cung – cầu thị trường, nhà quản trị mới đưa ra được mức giá tối ưu nhất. Từ đó đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Tính cạnh tranh
Cạnh tranh luôn là điều không thể tránh khỏi trên thị trường hoạt động kinh doanh hiện nay. Và chúng luôn là một yếu tố ảnh hưởng vô cùng lớn tới việc định giá sản phẩm.
Nếu sản phẩm, dịch vụ là độc quyền bán, nhà quản trị có thể áp dụng chiến lược giá cao hơn nhằm thu lại được lợi nhuận lớn nhất.
Nếu sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh, nhà quản trị phải cân nhắc, đưa ra mức giá phù hợp. Bởi nếu quá cao, sản phẩm sẽ không tiêu thụ được. Nhưng nếu giá quá thấp, doanh nghiệp sẽ mất đi một phần lợi nhuận không hề nhỏ.
Khách hàng mục tiêu
Doanh nghiệp kinh doanh luôn hướng tới một thị trường khách hàng mục tiêu nhất định. Do đó, các sở thích, thu nhập, khả năng tài chính của người tiêu dùng luôn là yếu tố tác động lớn tới cầu thị trường, nhu cầu về sản phẩm của đơn vị bạn. Thu nhập tăng, nhu cầu có xu hướng tăng, doanh nghiệp có thể tăng giá bán và ngược lại.
Các chính sách vĩ mô của Chính phủ
Mỗi một doanh nghiệp khi hoạt động trong một môi trường kinh doanh còn chịu sự chi phối bởi cơ quan, nhà nước chủ quản của đất nước đó.
Các chính sách kinh tế
Không chỉ bị chi phối bởi khách hàng, nhu cầu của thị trường, chiến lược giá marketing căn bản còn chịu sự ảnh hưởng lớn từ các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Các chính sách này được thể hiện rõ ràng trong những văn bản pháp luật của Nhà nước. Chúng quy định về những điều mà doanh nghiệp được phép, không được phép, những điều khoản, đơn vị bắt buộc phải chấp hành khi thực hiện việc định giá sản phẩm của mình.
Với những sản phẩm mang tính chất thiết yếu hay chuyên về quốc phòng, nhà nước sẽ có biện pháp can thiệp vào những quyết định giá thông qua việc đưa ra các khung giá quy định. Doanh nghiệp sẽ dựa vào đó làm cơ sở, đưa ra mức giá phù hợp.
Chế độ chính trị
Không chỉ riêng quy định kinh tế của Chính phủ mới ảnh hưởng tới việc định giá sản phẩm mà ngay cả chế độ chính trị cũng là nhân tố lớn tới quyết định đầu tư, định giá của mỗi doanh nghiệp.
- Nếu chế độ chính trị ổn định sẽ tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn. Điều này thu hút mọi đơn vị đầu tư. Đồng thời, chính sách giá cũng được ổn định, không có nhiều sự biến đổi, bấp bênh.
- Nhưng nếu tình hình chính trị bất ổn, việc đầu tư bị thu hẹp, hạn chế. Giá cả cũng từ đó mà tăng, giảm bất thường, khó lường trước.
Ngoài ra, chiến lược giá marketing căn bản còn phụ thuộc bởi các nhân tố khác như số lượng dân số, trình độ kỹ thuật, công nghệ của từng vùng kinh doanh.
Có thể thấy, việc định giá sản phẩm là không hề dễ dàng. Chúng chịu sự chi phối bởi nhiều nhân tố từ bên ngoài mà doanh nghiệp khó lòng can thiệp được. Chính vì vậy, khi xây dựng giá, nhà quản trị cần phân tích, đánh giá các yếu tố này thật kỹ càng, cụ thể.