Dòng tiền luôn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Chính vì vậy, quản trị dòng tiền được mọi nhà quản trị, chủ đầu tư quan tâm. Vậy tại sao phải quản lý dòng tiền và những thách thức doanh nghiệp phải đối mặt trong vấn đề quản trị này là gì? Câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây!
Tại sao phải quản lý dòng tiền?
Không phải ngẫu nhiên mà mọi chủ đầu tư, nhà quản trị doanh nghiệp đều quan tâm tới dòng tiền trong đơn vị của mình. Tất cả đều có nguyên nhân của đó.
Huy động vốn kịp thời
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi đơn vị, nhu cầu về vốn luôn linh động, không phải thời điểm nào cũng như nhau. Chính vì vậy, khi quản lý dòng tiền, doanh nghiệp sẽ dự trù, chuẩn bị được nguồn tiền cho hoạt động của mình. Từ đó đáp ứng được tốt nhất nhu cầu vốn, triển khai thành công kế hoạch, dự án của đơn vị.
Bên cạnh đó, ngày nay, các hình thức vốn cho doanh nghiệp huy động đã nảy sinh rất nhiều. Vì vậy, vai trò của việc quản lý dòng tiền sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn và chủ động trong phương pháp huy động vốn của mình.
Sử dụng vốn hiệu quả, tiết kiệm
Tại sao phải quản lý dòng tiền? Chắc chắn trong câu trả lời sẽ có ý sử dụng vốn hiệu quả, tiết kiệm. Thông qua việc quản trị, phân tích các khả năng sinh lời cùng mức độ rủi ro của dự án, kế hoạch kinh doanh, chủ đầu tư sẽ đưa ra được lựa chọn tối ưu nhất.
Giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách chặt chẽ
Dòng tiền liên quan tới sự ra vào lượng tiền của doanh nghiệp. Khi quản lý dòng tiền tức là chủ đầu tư đã nắm bắt được các hoạt động thu chi trong đơn vị. Giám sát chặt chẽ, nhà quản trị sẽ nhanh chóng phát hiện được những vướng mắc, từ đó dễ dàng điều chỉnh, đưa ra các quyết định một cách tốt nhất, phù hợp với diễn biến thực tế thị trường.
Những thách thức đối với doanh nghiệp phải đối mặt trong vấn đề quản trị dòng tiền
Chi phí cao
Chi phí luôn là vấn đề khiến chủ doanh nghiệp đau đầu trong việc quản trị dòng tiền. Nào là chi phí thuê cơ sở vật chất, nguyên vật liệu, lượng nhân viên, thuế,… Chúng chính là nguồn tiền ra chiếm tỷ trọng lớn của doanh nghiệp. Do đó, nếu không quản lý tốt, doanh nghiệp rất dễ mắc phải tình trạng doanh thu mang về không đủ bù chi phí vận hành.
Thanh toán chậm
Đây chính là nguyên nhân phổ biến mà các doanh nghiệp Việt gặp phải trong việc quản lý dòng tiền của mình. Bởi để thu hút khách hàng, doanh nghiệp thường phải triển khai các điều khoản thanh toán ưu đãi cho khách hàng. Tuy nhiên, nếu việc thanh toán chậm sẽ kéo theo các vấn đề trang trải cho chi phí hoạt động sản xuất và mở rộng kinh doanh. Đặc biệt là các đơn vị cỡ vừa và nhỏ thì chúng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình tài chính .
Các khoản nợ xấu
Các khoản nợ xấu xảy ra khi công ty bán sản phẩm hay cung cấp dịch vụ là không phải ít. Nợ xấu gây ra các tác hại vô cùng lớn, rõ ràng với dòng tiền cũng như lợi nhuận của đơn vị.
Hạn chế năng lực quản lý dòng tiền của doanh nghiệp
Quản lý dòng tiền còn bị chi phối rất lớn bởi năng lực của cán bộ quản trị. Và đây cũng là một trong những yếu tố còn hạn chế bởi nguồn nhân lực Việt. Năng lực thấp, kinh nghiệm ứng phó trước những cú sốc của thị trường còn non kém. Chính vì vậy mà mặc dù doanh nghiệp đã có xây dựng kế hoạch dòng tiền nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Tác động từ thị trường
Có thể thấy rằng, thị trường ngày càng khốc liệt, các diễn biến kinh tế càng khó lường, khó dự đoán chính xác trong một khoảng thời gian dài. Chính vì vậy, việc nắm bắt, đánh giá sức mua cũng như dự tính về mức sản xuất sản phẩm gặp khó khăn. Từ đó dẫn tới nhiều hệ lụy, trong đó có vấn đề về dòng tiền.
Có thể thấy rằng, quản lý dòng tiền là điều mà mỗi doanh nghiệp, công ty cần phải làm. Có rất nhiều vấn đề dễ gặp phải trong quá trình quản trị này do đó, nhà quản trị phải hết sức sát sao, hạn chế tối đa các tình huống xấu và tăng tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn tiền của đơn vị mình.