Để phát triển và cạnh tranh được với các đơn vị khác, doanh nghiệp không thể thiếu đi việc đưa ra các chiến lược đầu tư cho riêng mình. Chúng được coi như phương thức tồn tại của các công ty. Vậy chiến lược đầu tư là gì? Làm sao để xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả? Hãy cùng tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về vấn đề này!
Chiến lược đầu tư là gì?
Chiến lược đầu tư thực chất là việc doanh nghiệp tạo ra, duy trì cũng như phát triển các lợi thế cạnh tranh của mình. Thông qua đó đem về các giá trị cả về mặt vật chất lẫn tinh thần cho doanh nghiệp.
Hiện nay, có rất nhiều kiểu đầu tư khác nhau. Trong đó, chiến lược đầu tư để khác biệt hóa được xem là chiến lược gây tiêu hao nhiều kinh phí, nguồn lực của các doanh nghiệp nhất. Bởi, chúng tiêu tốn cho nhiều bộ phận từ nghiên cứu thị trường, marketing, xây dựng thương hiệu,…
So với khác biệt hóa thì chiến lược chi phí thấp tiêu tốn ít hơn. Hao tổn tập trung tại khâu xây dựng nhà xưởng, máy móc thiết bị. Còn khi đã đi vào hoạt động, chúng không mất nhiều cho việc nghiên cứu, phát triển hay kế hoạch marketing. Và chiến lược tốn kém ít nhất đó chính là chiến lược tập trung khi cần ít nguồn lực hơn. Do chiến lược chỉ phục vụ một phân khúc thị trường nhất định.
Làm sao để xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả?
Khi xây dựng và áp dụng các chiến lược đầu tư không phải đơn vị nào cũng thành công. Chúng bị chi phối và phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. Do đó, để lựa chọn cho đơn vị mình chiến lược đầu tư tốt nhất trong thời điểm hiện tại, bạn cần:
Xác định tính phù hợp với thị trường
Có thể thấy rằng, thị trường hiện nay luôn biến động không ngừng. Có những ngành tiềm năng phát triển trong thời gian dài hạn nhưng có những ngành chỉ có lợi nhuận trong một thời gian ngắn. Do đó, nhà quản trị cần phải xem xét, nghiên cứu thị trường, nắm bắt các xu hướng tương lai. Có như vậy, việc vạch định các chiến lược đầu tư mới đạt hiệu quả cao trong thời gian tới.
Vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp
Trong ngành, mỗi một doanh nghiệp sẽ có vị trí riêng cho mình. Càng đứng ở vị trí cao, lợi thế cạnh tranh tốt sẽ càng giúp công ty tiến xa và thu được về nhiều lợi nhuận hơn. Do đó, khi xây dựng các chiến lược đầu tư, nhà quản trị cần biết công ty mình đang ở vị thế nào so với các doanh nghiệp khác thông qua thị phần cùng năng lực phân biệt riêng có của đơn vị. Các chiến lược cần triển khai, phát huy được các lợi thế riêng của mình.
Giai đoạn phát triển của ngành
Không chỉ bị chi phối bởi yếu tố thị trường, nội tại của doanh nghiệp mà các chiến lược đầu tư còn chịu sự chi phối, ảnh hưởng bởi giai đoạn phát triển của ngành. Sự phát triển của ngành được chia thành các giai đoạn: mới hình thành, tăng trưởng, cạnh tranh ác liệt, trưởng thành và cuối cùng là suy thoái. Mỗi giai đoạn có đặc điểm riêng, sẽ mang tới những cơ hội cũng như thách thức khác nhau.
Do đó, doanh nghiệp cần xác định rõ ngành kinh doanh của mình đang trong giai đoạn nào. Có như vậy, đơn vị mới đưa ra được một kế hoạch đầu tư hiệu quả, tận dụng được hết cơ hội cũng như khắc phục các khó khăn, vướng mắc đang gặp phải. Từ đó đem lại hiệu quả đầu tư cao nhất có thể.
Như vậy, thông qua các thông tin trên, bạn đọc phần nào đã hiểu được chiến lược đầu tư là gì. Cùng với đó là các điều lưu ý để nhà quản trị xây dựng, triển khai hiệu quả kế hoạch đầu tư của mình. Hi vọng qua những chia sẻ này, bạn đọc có được thêm hiểu biết quý báu, giúp con đường chinh phục thành công dễ dàng hơn.